- Diễn biến mới nhất đẩy căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung leo thang
- Mức lãi suất của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp
- Vàng ghi nhận mức tăng kỷ lục mới
Lần đầu tiên sau hơn một tháng, thị trường Mỹ đã kết thúc tuần với sự suy yếu mạnh mẽ đến từ nguyên nhân chưa bao giờ bị dập tắt hoàn toàn đó là: căng thẳng Mỹ - Trung. Những xung đột chính trị từ 2 quốc gia này ngày một leo thang với đỉnh điểm từ động thái mới nhất khi cả Mỹ và Trung Quốc đều buộc đối phương phải đóng cửa lãnh sự quán của mình tại cả 2 nước. Đứng trước các xung đột chính trị này, thị trường thương mại trên thế giới chắc chắn sẽ chứng kiến rất nhiều biến động xảy ra trong tuần này.
Kết thúc tuần giao dịch vào thứ 6, tất cả các chỉ số lớn trên thế giới như: S&P 500, Dow Jones, NASDAQ và Russell 2000 đều đồng loạt sụt giảm trong 2 ngày liên tiếp khi kịch bản về một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang. BBC mô tả mối quan hệ hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là “đã lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng trong nhiều thập kỷ”, và New York Times cũng đưa ra nhận định rằng “hai nước đang hướng tới một mối quan hệ không thể quay lại”.
Chỉ số sợ hãi VIX tăng vọt, mức lãi suất vẫn ở gần mức thấp kỷ lục và đồng đô la đã chứng kiến một đợt bán tháo mở rộng, trong khi vàng lên đến đỉnh với mức cao nhất $1.900.
Những diễn biến địa chính trị mới; Các trường hợp gia tăng của Covid-19
Các cổ phiếu vẫn chứng kiến mức tăng hàng tuần vào thứ 6. Đồng thời, căng thẳng chính trị Mỹ - Trung cũng đã kéo chỉ số S&P 500 trở lại sắc đỏ sau nhiều tuần đánh dấu mức tăng tích cực.
Căng thẳng Trung-Mỹ cuối cùng đã bùng nổ sau khi Trung Quốc ra lệnh buộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô phải đóng cửa để trả đũa việc Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào hôm thứ 5.
Bên cạnh đó, các trường hợp Covid-19 được xác nhận tiếp tục tăng, cả trên thế giới và tại Mỹ. Hơn 4 triệu trường hợp đã được báo cáo chỉ tính riêng ở hầu như 18 tiểu bang tại Mỹ trong tuần vừa qua. Về mặt kinh tế, các đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên lần đầu tiên kể từ tháng 3 – tại thời điểm này khi các cổ phiếu chạm đáy đã chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế đang chững lại và làm dấy lên mối lo ngại cho thị trường. Khoảng 30 triệu công nhân đã thu hồi được trợ cấp thất nghiệp.
Hiện nay, câu hỏi lớn đặt ra là liệu sẽ diễn ra một đợt đóng cửa thứ 2 trên toàn thế giới trước sự bùng phát trở lại của Coronavirus? Và nếu có, thì điều này sẽ tác động đến lý thuyết phục hồi hình chữ V như thế nào?
Hiện tại, Florida, Texas và các điểm nóng khác đã trì hoãn việc mở lại nền kinh tế. Nếu các tiểu bang này có thể kiểm soát tốt và khống chế được dịch bệnh thì sẽ ít có khả năng diễn ra một đợt phong tỏa diện rộng khác. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh lan rộng khắp nước Mỹ, thế giới sẽ phải chứng kiến rất nhiều rủi ro tiếp tục xảy đến với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Vậy, diễn biến tiếp theo của thị trường sẽ như thế nào? Như chúng ta đã nói trước đây, chúng tôi không thể biết được. Đầu tiên, đây không phải là một thị trường thực sự. Bởi vì thị trường này đang được thúc đẩy bởi sự bất ổn của tiền tệ, với các ngân hàng trung ương toàn cầu hiện đang độc quyền trong các khoản tài trợ lớn với danh nghĩa hỗ trợ nền kinh tế tránh suy thoái.
Chúng ta đang trải qua đại dịch toàn cầu tồi tệ nhất trong một thế kỷ và một cuộc suy thoái mạnh nhất trong 70 năm qua. Vì vậy dẫn đến đà lao dốc không phanh của thị trường trong tháng 3. Tuy nhiên, tất cả những điều tiêu cực này lại tạo đà thúc đẩy cho một quý tốt nhất đối với thị trường chứng khoán trong nhiều thập kỷ.
Tất nhiên, các tin tức nào tích cực về vắc-xin Coronavirus sẽ khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn nữa. Một số chuyên gia cho rằng vắc-xin có thể sẽ không ngăn chặn được sự đột biến của Coronavirus, thậm chí cũng không thể ngăn chặn được sự lây lân của virus hiện nay. Điều đó có nghĩa rằng tiến trình tìm ra được một loại vắc-xin tiêu diệt hoàn toàn được Coronavirus sẽ kéo dài. Và nếu như thật sự tìm ra được loại vắc-xin này thì rào cản trong việc phân phối đến các bệnh nhân cũng tồn tại nhiều bất cập.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự không chắc chắn về tình hình dịch bệnh cùng với mối đe dọa từ căng thẳng Mỹ-Trung đối với thương mại toàn cầu, các nhà đầu tư sẽ chấp nhận tăng vị thế rủi ro nếu như FED đưa ra bất kỳ một tín hiệu gia tăng các kích thích mới.
Đầu tuần vừa qua, Liên minh châu Âu đã thông qua gói kích thích lớn nhất thế giới với 750 tỷ Euro viện trợ để giúp các quốc gia thành viên giảm thiểu suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra, tuy nhiên chỉ số STOXX Europe 600 đã đóng cửa tại mức thấp hơn trong tuần.
Điểm chuẩn tại thị trường Châu Âu đã phát triển một ngôi sao băng hàng tuần xác nhận mô hình giá giảm với mức kháng cự tại đường MA 200. Đường MA 50 đã xuống dưới MA 200, cả 2 đường kết hợp tạo thành một chữ thập cho thấy thị trường đang có xu hướng điều chỉnh mạnh kể từ tháng 10 năm 2016. Chỉ số RSI cũng đang cho thấy sự suy yếu dần trong xu hướng.
Trên biểu đồ hàng ngày, các điểm chuẩn của thị trường Châu Âu đã sụt giảm mạnh dưới đường xu hướng tăng trước đó, sau khi hình thành một mô hình ngôi sao băng tạo thành mức kháng cự tại đỉnh của đường DMA 200 vào tuần trước, đánh dấu mức cao nhất của các chỉ số chuẩn vào tháng 6. Bên cạnh đó, các chỉ báo RSI và MACD đồng loạt cho tín hiệu giảm trong giao dịch.
Bất chấp các chính sách kích thích hấp dẫn vừa được đưa ra trong tuần trước, thị trường chứng khoán Châu Âu vẫn đóng cửa ở mức thấp hơn. Vậy các nhà đầu tư tại Mỹ sẽ có phản ứng gì tiếp theo? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Tuần trước, giao dịch của chỉ số S&P 500 đã phát triển một ngôi sao băng theo sau mô hình Hanging man tại mức kháng cự của ngày 24/2.
Chỉ báo RSI dự báo về một phân kỳ âm, khi giá vẫn tăng nhưng lại có tín hiệu của xu hướng giảm. Cũng có thể các chỉ số RSI đang hình thành đỉnh của mô hình vai đầu vai, vì giá đang thiết lập một mức cao gần như gấp đôi với đường DMA 200 tạo thành đường viền cổ của mô hình.
Chỉ số sợ hãi VIX tăng vọt vào thứ 6, gần như tương đồng với xu hướng rơi mạnh của chỉ số S&P 500.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đóng cửa ở mức thấp nhất trong lịch sử vào thứ 6.
Đồng đô la tiếp tục trượt dài trong xu hướng giảm, đánh dấu chuỗi 5 ngày giảm liên tiếp.
Đồng bạc xanh cũng đã giảm trong 5 tuần liên tiếp, với mức thấp hơn đường MA 200 hàng tuần lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2017. Đô la đã đạt mức thấp nhất kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2018.
Bên cạnh đó, Vàng cũng đã leo lên mức cao kỷ lục vào thứ 6, lần đầu tiên vượt qua mức $1.900 kể từ năm 2011.
Vàng đóng cửa ở mức $1.897,50 đánh dấu một mức kỷ lục mới. Kim loại màu vàng tiếp tục là nơi trú ẩn an toàn của hầu hết các nhà đầu tư và vẫn được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng đô la, bên cạnh đó cũng được thúc đẩy bởi một cuộc suy thoái tồi tệ hơn dự kiến.
Vàng cũng nằm trong một xu hướng tăng cao hơn đã tạo thành đỉnh của kênh tăng với mức kháng cự trước đây đã trở thành mức hỗ trợ.
Dầu đã phục hồi đáng kể vào thứ 6, đánh bại những tổn thất về giá của ngày thứ 5.
Dầu WTI đã chứng minh được kết quả của sự hỗ trợ đến từ các nhà giao dịch rủi ro cố gắng phá vỡ ngưỡng kháng cự (đường màu đỏ) để tìm kiếm lợi nhuận trong xu hướng giảm có lẽ là lớn nhất trong lịch sử hàng hóa, khi một phần tư lợi nhuận của dầu đã hoàn toàn mất vào ngày 9 tháng 3.
Lưu ý: Giá dầu đóng cửa vào thứ 5 chỉ cao hơn 2 xu so với mức giá hỗ trợ kháng cự. Trong khi đường DMA 200 vẫn duy trì ở trên cho thấy dầu đã có thể hoàn thành một mô hình tam giác tăng dần, bất chấp cả khi chỉ báo RSI và MACD cung cấp các phân kỳ âm.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Thứ hai
4:00: Đức - Chỉ số khí hậu kinh doanh của Ifo: dự kiến tăng lên 89,3 từ 86,2.
8:30: Chỉ số giao dịch cốt lõi của Mỹ: dự kiến giảm 3,5% từ 3,7%.
Thứ ba
10:00: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ: dự kiến giảm thấp hơn đến 94,5 từ mức 98,1.
21:30: Chỉ số CPI của Úc: dự kiến giảm xuống -2,0% từ 0,3%.
Thứ tư
10:00: Mỹ - Doanh số bán nhà dự kiến: dự kiến sẽ giảm xuống 15,3% từ 44,3%.
10:30: Mỹ - Trữ lượng tồn kho dầu thô: dự đoán giảm mạnh xuống -2.099M từ 4.829M.
14:00: Mỹ - Công bố quyết định về mức lãi suất của FED: dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức 0,25%.
Thứ năm
3:55: Đức – Dữ liệu thất nghiệp: dự kiến sẽ giảm xuống 43K từ 69K.
4:00: Đức – Công bố GDP: dự kiến giảm mạnh xuống -9,0% từ -2,2%.
8:30: Mỹ - Công bố GDP: dự kiến giảm xuống -34,0% từ -5.0%.
8:30: Hoa Kỳ - Công bố dữ liệu thất nghiệp lần 1: dự đoán sẽ tăng 1.400K từ 1.416 K.
21:00: Trung Quốc – Chỉ số PMI sản xuất: dự kiến tăng cao hơn 51,0 từ mức 50,9.
Thứ sáu
5:00: Eurozone – Chỉ số CPI: dự kiến giảm xuống 0,2% từ 0,3%
8:30: Canada – Công bố GDP: dự kiến tăng lên 3,5% từ -11,6%.