- Một loạt các diễn biến mới có thể buộc Fed tăng lãi suất mạnh hơn
- Lợi suất tiệm cận mức cao nhất trong ba năm cho thấy xu hướng đi xuống của thị trường
- 7:00: Vương quốc Anh - Phát biểu của Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh
- 20:30: Úc - Doanh thu bán lẻ: đã giảm xuống 1,0% từ 1,8% trước đó.
- 10:00: Hoa Kỳ - Chỉ số niềm tin người tiêu dùng: dự kiến sẽ giảm từ 110,5 xuống 107,0 vào tháng 3.
- 10:00: Hoa Kỳ - Cơ hội việc làm JOLTs: đạt 11.263 triệu vào tháng Giêng.
- 8:15: Hoa Kỳ - Thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP: dự đoán giảm từ 475 nghìn xuống 438 nghìn.
- 8:30: Hoa Kỳ - GDP: dự kiến tăng gấp ba lần lên 7,1% từ 2,3% theo quý.
- 10:30: Hoa Kỳ - Tồn kho dầu thô: dữ liệu tuần trước cho thấy mức giảm -2,508 triệu bbl.
- 21:30: Trung Quốc - Chỉ số PMI sản xuất: đứng ở vị trí 50,2 trong tháng Hai.
- 2:00: Vương quốc Anh - GDP: giảm xuống 1,0% từ 1,1% theo quý; duy trì ở mức 6,5% hàng năm.
- 3:55: Đức - Thay đổi thất nghiệp: tăng lên -20 nghìn từ -33 nghìn.
- 8:30: Hoa Kỳ - Đề nghị trợ cấp thất nghiệp: dự báo sẽ tăng lên 200 nghìn sau khi giảm 187 nghìn vào tuần trước.
- 8:30: Canada - GDP: tăng cao hơn nữa, từ 0,0% lên 0,2%.
- 19:50: Nhật Bản - Chỉ số sản xuất lớn Tankan: dự kiến giảm từ 18 xuống 12.
- 19:50: Nhật Bản - Chỉ số phi sản xuất lớn của Tankan: dự báo giảm từ 9 xuống 5.
- 21:45: Trung Quốc - Chỉ số PMI ngành sản xuất Caixin: Bản báo cáo tháng 2 đạt 50.4.
- 3:55: Đức - Chỉ số PMI sản xuất: dự kiến giảm từ 58,4 xuống 57,6.
- 4:30: Vương quốc Anh - Chỉ số PMI sản xuất có thể vẫn giữ nguyên ở mức 55,5.
- 5h00: Khu vực đồng tiền chung châu Âu - CPI : dự kiến tăng từ 5,9% lên 6,5%.
- 8:30: Hoa Kỳ - Báo cáo việc làm phi nông nghiệp: dự báo giảm từ 678 nghìn xuống 475 nghìn.
- 8:30: Hoa Kỳ - Tỷ lệ thất nghiệp: dự đoán sẽ giảm xuống mức 3,7% từ 3,8%.
- 10:00: Hoa Kỳ - Chỉ số PMI sản xuất của ISM: được cho là vẫn ổn định ở mức 58,6.
Các nhà giao dịch sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong tuần này vì một loạt các diễn biến phức tạp sắp tới có khả năng tác động đến thị trường.
Ngay cả khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu. Nếu dữ liệu cho thấy tình trạng lao động bất ổn, thì khả năng cao lần {{frl || tăng lãi suất}} tiếp theo của Fed sẽ là nửa phần trăm. Tổng số việc làm sẽ đè nặng áp lực lên tiền lương, vì các nhà tuyển dụng sẽ phải tranh giành người lao động.
Lương cao hơn cũng sẽ làm tăng nhu cầu, thúc đẩy tăng chi phí ngay cả sau khi CPI của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ. Một yếu tố khác thúc đẩy lạm phát hiện nay là giá dầu - đang tăng - có thể sẽ đẩy nhanh tình trạng lạm phát hơn nữa. Giá dầu đã ở mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2011 và chỉ thấp hơn 0,04% so với mức cao nhất kể từ năm 2008.
Nếu giá dầu thô vượt mức kỷ lục đó, như một số dự đoán, thì Fed gần như chắc chắn sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Tác động của giá dầu thô cao hơn không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đi lại, mà còn tăng chi phí lên ngành công nghiệp Mỹ phụ thuộc vào dầu để sản xuất và vận chuyển các sản phẩm của mình. Do đó, khi giá dầu tăng thì chi phí của rất nhiều hàng hóa khác cũng tăng theo.
Lạm phát vốn đã tăng sẵn do hậu quả của COVID. Giá thành của các sản phẩm được sản xuất quốc tế đã leo thang trên toàn thế giới khi các tuyến đường thương mại trở nên tắc nghẽn. Giờ đây, ngay cả khi các hạn chế đi lại đã được nới lỏng, các lệnh trừng phạt mới được thiết lập chống lại Nga và động thái trả đũa bằng các lệnh cấm xuất khẩu do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra đối với các loại hàng hóa và nguyên liệu thô từ Nga, sẽ càng khiến chi phí thậm chí còn cao hơn.
Nhà đầu tư ‘bắt đáy’ thúc đẩy thị trường đóng cửa trong một tuần giao dịch tăng
Vào thứ Sáu, thị trường Hoa Kỳ đã đóng cửa với một phiên giao dịch đầy biến động khác để kết thúc tuần. Hầu hết các chỉ số đều tăng điểm khi các nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy.
S&P 500 đã tăng 0,51% trong ngày. Ngành năng lượng hoạt động tốt hơn thị trường, tăng 2,19% về giá trị vào thứ Sáu, hưởng lợi từ biến động giá dầu. Tăng trưởng tốt thứ hai trong ngày là Ngành tiện ích, tăng +1,45%. Kể từ đầu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, nhóm ngành phòng thủ này đã mang lại hiệu quả vượt trội. Các ngành chu kỳ còn lại tăng thấp hơn với ngành Năng lượng hơn 1 điểm phần trăm. Ngành công nghệ và Ngành tiêu dùng không thiết yếu là số ít những ngành bị bán nhiều vào Thứ Sáu.
Vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, chỉ số Dow Jones đã tăng 0,44%. Ngược lại, NASDAQ 100 và Russell 2000 đều đóng cửa thấp hơn, chỉ dưới 0,1% mỗi chỉ số. Sau làn sóng đầu tiên của virus, hai chỉ số này nằm ở hai phía đối lập của vòng quay theo chu kỳ, nhưng kể từ khi Fed dần thắt chặt tiền tệ, chúng thường di chuyển song song với nhau.
Trong tuần, S&P 500 tăng 1,79%, chủ yếu do ngành Năng lượng thúc đẩy, tăng 6,59%. Chiếm gần một nửa trong số đó, Ngành nguyên vật liệu tăng 3,7%, phản ánh chi phí hàng hóa đang tăng. Ngành chăm sóc sức khỏe và Bất động sản là hai ngành duy nhất đóng cửa giảm trong tuần, lần lượt là -0,52% và -0,21%.
Các chỉ số lớn của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ mức đỉnh ngày 9 tháng 2 vào thứ Sáu, dừng lại ở mức kháng cự DMA 100. S&P 500 đã vượt qua các DMA 50 và 200 — cho thấy một động thái tăng giá.
Mặt khác, sự giao nhau gần đây của DMA 50 dưới DMA 200 cho thấy một xu hướng giảm giá. Lưu ý rằng mức 4500 nơi giá đóng cửa trong tuần là vùng hỗ trợ và kháng cự. Nhiều khả năng chỉ số sẽ đóng cửa tiếp tục ở cùng mức vào cuối tuần.
Lợi suất — bao gồm cả kỳ hạn10 năm — đạt mức đỉnh 2% vào tuần trước. Lợi suất trái phiếu Kho bạc hiện đã đạt được mục tiêu ban đầu của chúng tôi và đang di chuyển tại mức một nửa so với mục tiêu phụ của chúng tôi, khoảng 3%.
Đồng đô la Mỹ đóng cửa không đổi vào thứ Sáu nhưng tăng cao hơn trong tuần, kéo dài mức tăng lên lần thứ tư trong năm tuần.
Đồng bạc xanh tiếp tục giao dịch trong biên độ giảm nhẹ, có lẽ sẽ hình thành mô hình cờ giảm, sau khi phá vỡ mức tăng của mô hình Vai đầu vai tiếp diễn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho lãi suất cao hơn. Do lợi suất có mối tương quan nghịch với cổ phiếu, chúng tôi dự đoán rằng S&P 500 và Dow Jones sẽ sớm gia nhập xu hướng giảm cùng với NASDAQ và Russell 2000.
Vàng giảm 0,41% vào thứ Sáu nhưng tăng 1,29% trong tuần.
Những nhà đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống của vàng cạnh tranh quyết liệt với nhau khi kim loại màu vàng phát triển mức đỉnh Vai đầu vai sáu tuần sau khi hoàn thành mô hình Tam giác đối xứng tăng giá trong 18 tháng.
Bitcoin đã tăng vào thứ Bảy trong hoàn thành năm ngày tăng liên tục, quay trở lại mức 45.000 đô la lần đầu tiên kể từ ngày 4 tháng 1. Tin đồn thị trường tiền điện tử cho thấy Quỹ Terra, tập trung vào stablecoin UST, đang tích lũy Bitcoin như một khoảng quản trị rủi ro cho danh mục của họ.
Tuy nhiên, bất chấp các nguyên tắc cơ bản, giá BTC đã dừng lại ngay dưới đỉnh của Tam giác đối xứng, được dự đoán sẽ giảm sau đỉnh của mô hình Vai đầu vai. Lưu ý rằng ngưỡng kháng cự nằm dưới đường viền cổ của mô hình đảo chiều. Khối lượng cũng đã giảm trong quá trình phát triển của mô hình hiện tại. Do đó, bất chấp những tin tức tích cực, chúng tôi vẫn duy trì lập trường giảm giá của mình trên Bitcoin trong vài tháng tới.
Một động lực cơ bản khác có thể xảy ra cho sự đi lên hiện tại của Bitcoin là: Nga có thể trở thành một quốc gia khác sử dụng rộng rãi Bitcoin như một đồng tiền giao dịch hợp pháp, với việc cân nhắc chấp nhận nó cho các khoản thanh toán xuất khẩu.
Dầu tăng 8,79% trong tuần, lấy lại mức giảm trong hai tuần.
Về mặt kỹ thuật, đà phục hồi trong tháng trước với khối lượng giảm dần, cho thấy nhu cầu đang suy yếu. Việc giảm xuống dưới 93,63 USD/thùng sẽ xác nhận xu hướng giảm.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê theo giờ EDT
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu