Kathy Lien, Giám đốc chiến lược FX, BK Asset Management
Không ai mua euro vì họ lo lắng về tình hình chính trị ở Ý, khả năng suy thoái ở Đức, triển vọng chính sách nới lỏng từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và nguy cơ thuế quan từ Mỹ. Tuần này, Thủ tướng Ý Conte đã từ chức, biến cuộc khủng hoảng thành hỗn loạn cho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Euro. Trong tất cả các rắc rối của đồng euro, chính trị Ý có tác động hạn chế nhất đối với tiền tệ. Châu Âu không xa lạ gì với sự bất ổn chính trị của Ý (họ vừa có cuộc bầu cử vào năm 2018 và ai có thể quên được vô số vụ bê bối của Berlusconi) và cuộc khủng hoảng này đã kéo dài từ lâu rồi. Thay vì tăng, lãi suất trái phiếu của Ý giảm vì các nhà đầu tư đang hy vọng rằng chính phủ mới sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Các cuộc thảo luận đã bắt đầu hình thành đa số trong Nghị viện, điều này có thể hy vọng mở đường cho sự chuyển đổi suôn sẻ cho Matteo Salvini, người được kỳ vọng sẽ trở thành Thủ tướng mới.
Suy thoái kinh tế là một rủi ro nghiêm trọng đối với Đức. Theo Bundesbank, ngân hàng trung ương của Đức, nước này rất có thể rơi vào suy thoái trong quý thứ ba. Tuần trước, họ dự đoán GDP có thể tiếp tục giảm nhẹ. Tăng trưởng đã suy yếu trong năm qua khi nước này chỉ tăng 1 trong 4 quý vừa qua. Không giống như Ý, Đức là một vấn đề nghiêm trọng đối với khu vực đồng Euro. Là nền kinh tế lớn nhất khu vực, sự chậm lại của họ sẽ được cảm nhận trên khắp lục địa. Mặc dù chúng tôi đã biết vào tuần trước rằng chỉ số PMI của Đức và EZ đã tăng trong tháng 8, nhưng sự tích cực này không ngăn cản được Ngân hàng Trung ương châu Âu tiến hành chính sách nới lỏng. Sản xuất công nghiệp yếu, tâm lý nhà đầu tư yếu và có nhiều khả năng chỉ số niềm tin kinh doanh IFO sắp tới của Đức cũng sẽ giảm. Doanh thu bán xe gặp khó khăn và thêm những lo ngại chồng chất về thuế quan và những bất ổn xung quan Brexit. Chỉ trong tuần vừa qua, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục Văn phòng Đại diện Thương mại dừng áp dụng thuế quan mới đối với dầu ô liu châu Âu. Vào tháng 11, chính quyền Trump sẽ quyết định có áp thuế đối với ô tô châu Âu hay không. Với tất cả những rủi ro này, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nới lỏng kinh tế vào tháng tới và họ có thể cung cấp một gói kích thích kinh tế lớn hơn dự kiến. Triển vọng này tiếp tục gây áp lực cho cặp EUR/USD và mở đường cho giá di chuyển xuống dưới 1.1050.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang đang thực sự nỗ lực để giảm bớt nhu cầu nới lỏng kinh tế. Theo biên bản của FOMC, hầu hết các quan chức Fed đã thấy việc cắt giảm lãi suất tháng 7 là điều chỉnh giữa chu kỳ và không phải là sự khởi đầu của một chính sách nới lỏng mới. Kể từ đó, ý kiến từ các nhà hoạch định chính sách như Mester, Rosengren, George, Daly và Harker cho rằng họ có thể không hỗ trợ cắt giảm lãi suất nữa. Hôm thứ Hai, Rosengren nói rằng hiện tại Hoa Kỳ đang ở một vị thế tốt và không cần phải hành động nếu nền kinh tế vẫn đi đúng dự kiến. Ông nhấn mạnh rằng Fed không cần phải nới lỏng lãi suất đơn giản vì các quốc gia khác yếu. Hôm thứ ba, Chủ tịch Fed Daly nói rằng bà ủng hộ việc cắt giảm tháng 7 nhưng cho rằng thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng đều mạnh mẽ; Chủ tịch Fed George dường như đồng ý - bà vừa nói sáng nay rằng bà không sẵn sàng ủng hộ chính sách nới lỏng một lần nữa mà không thấy bằng chứng về suy thoái. Giống như Rosengren, bà mô tả nền kinh tế đang ở vị trí tốt. Chủ tịch Fed Harker thừa nhận rằng ông miễn cưỡng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất tháng 7 và cảm thấy rằng chúng ta nên giữ nguyên ở đây một thời gian, xem mọi thứ diễn ra như thế nào. Vì vậy, trong khi Tổng thống Trump muốn Fed giảm nhiều hơn và đã tận dụng mọi cơ hội trong tuần này để tăng áp lực, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dường như không tán thành. Điều này là trái ngược với kỳ vọng của thị trường bởi vì theo hợp đồng tương lai của quỹ Fed, các nhà giao dịch định giá 100% khả năng nới lỏng lãi suất vào tháng tới. Bây giờ tất cả tùy thuộc vào Jerome Powell làm mọi thứ rõ ràng hơn, ông sẽ phát biểu vào lúc 2 giờ chiều ngày thứ Sáu và phong thái của bài phát biểu này sẽ xác định động thái đồng đô la Mỹ trong những tuần tới.