- Lãi suất, thương mại và xung đột khu vực Trung Đông gây áp lực trên thị trường chứng khoán
- 90% đang dựa vào kết quả kinh doanh để bám vào thị trường chứng khoán
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 18 năm, cùng với tốc độ tăng lương thấp hỗ trợ thị trường vào phiên ngày thứ 6
- Warren Buffet mua 75 triệu cổ phiếu Apple, hỗ trợ thị trường tăng điểm trong tuần
- Thị trường chứng khoán có diễn biến tốt nhất trong 4 tuần trong phiên ngày thứ 6, tuy nhiên các chỉ số chính đều giảm điểm theo tuần.
- Nhà đầu tư sẽ vay ít hơn, do đó mua ít cổ phiếu hơn,
- Các công ty sẽ đầu tư và mở rộng ít hơn, dẫn đến
- Nền kinh tế chung chậm lại
Sau đợt hồi phục ấn tượng của chỉ số Dow hôm thứ 5, chỉ số này đã xoá gần như toàn bộ những mất mát của đợt giảm 400 điểm, đánh dấu ngày thứ 6 là ngày có diễn biến tốt nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ trong gần 4 tuần. Chỉ số Dow tăng 1,39%, chỉ số S&P 500 tăng 1,28%, chỉ số NASDAQ Composite tăng 1,71%. Liệu nhà đầu tư có nên kỳ vọng đà tăng này sẽ tiếp tục? Liệu thị trường có tiếp tục đi lên tạo ra những đáy mới nhằm lấy lại kỷ lục hồi tháng 1 (và tháng 3 đối với chỉ số NASDAQ Composite) không?
Ước gì chúng tôi có một câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi có một số luận điểm thuyết phục sau đây, chia ra thành những yếu tố tiêu cực và tích cực để người đọc có thể tự có kết luận:
3 yếu tố tiêu cực của thị trường
Lãi suất cao hơn
Hãy lưu ý rằng, những vấn đề của thị trường chứng khoán bắt đầu khi lãi suất trái phiếu Chính phủ đạt đỉnh 4 năm với lãi suất kỳ hạn 10 năm dao động quanh 3%. Những lo ngại này gần đây đã trở nên nghiêm trọng hơn khi tuyên bố trong FOMC tuần trước rằng Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay. Điều này làm tăng lo ngại rằng lãi suất cao hơn sẽ khiến lãi suất đi vay cao hơn, làm chậm tăng trưởng ở một số mức độ:
Nhà đầu tư ngay lập tức chốt lời, trong khi các nhà đầu tư bán khống, khiến thị trường điều chỉnh hai con số lần đầu tiên kể từ tháng 12.2015 – tháng 2/2016. Tuy nhiên cả khi đó và bây giờ, mức giảm đã khoảng 12%.
Trước khi trở lại thị trường với niềm tin rằng sẽ tăng 57% sau khi giảm mạnh 12%, xin mời mọi người đọc tiếp.
Lo ngại về Chiến tranh thương mại
Một mối quan ngại thường trực trong tâm lý nhà đầu tư nữa là khả năng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang. Các nhà kinh tế, nhà phân tích và các chính trị gia đã liên tục cảnh báo rằng sự thù địch trên mặt trận này sẽ làm chậm lại tăng trưởng kinh tế và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc suy thoái hoàn toàn.
Sau chiến thắng bầu cử của Tổng thống Trump năm 2016, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy tâm lý thị trường vô cùng tích cực về các kế hoạch kinh doanh của Trump về đầu tư cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế và điều chỉnh quy định và đồng thời, bỏ qua chương trình bảo hộ của ông, điều được nhà đầu tư mô tả là đã giết chết thị trường.
Tuy nhiên, tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư đã được đánh thức. Họ đã đầu tư thêm 60% vào thị trường kể từ đó cho đến khi họ đột nhiên bị dừng lại khi chính sách MAGA của Trump khi nói về thuế quan tử chính quyền. Liệu điều này có nghĩa rằng giá đã bị một số nhà đầu tư chỉ xem xét một phần những gì mà Trump đã tạo ra thổi phồng? Liệu giá hiện tại có giảm mạnh xuống mức trước chiến thắng bầu cử không?
Căng thẳng khu vực Trung Đông
Căng thằng khu vực Trung Đông mà có thể dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng kể thứ 3. Chúng tôi không làm trầm trọng hoá vấn đề. Hiện có 2 xung đột chính ở khu vực Trung Đông.
Thứ nhất, cuộc nội chiến kéo dài ở Syria, quốc gia đã trở thành chư hầu của Nga. Khi Israel hoặc Mỹ và các nước đồng minh tấn công Syria, có khả năng Nga sẽ trả thù. Hơn nữa, trong tất cả các sự kiện chính trị trước đây, Trung Quốc và Nga luôn cùng một phe. Khi mà căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, căng thẳng này có thể dẫn đến xung đột Mỹ-Nga trên mặt trận này (đặc biệt là khi Nga cũng thấy mình trong một cuộc chiến thương mại với Mỹ, sau khi Trump xác nhận một đòn trừng phạt vào Nga gần đây). Tham gia vào rủi ro ở đây là Iran, một đồng minh thân cận của Nga trong khu vực và trung thành với Hồi giao Shiite, trong khi kẻ thù Sunni của họ do Ả rập xê út cầm đầu là đồng minh của Mỹ, cũng như Israel.
Thứ hai là khả năng về cuộc chạy đua vũ trang giữa Iran và Ả rập xê út. Việc này đã gây áp lực đến Tổng thống Trump đã không rút khỏi thoả thuận hạt nhân của Obama với Iran, người đã bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Iran để đổi lấy đất nước do Ayatollah lãnh đạo không phát triển vũ khí hạt nhân. Người Ả rập xê út không tin rằng Iran sẽ tôn trọng nghĩa vụ của họ là không phát triển vũ khí hạt nhân mà cho rằng nên có những biện pháp trừng phạt bổ sung nên được áp dụng đối với Iran. Nếu chính quyền Trump quyết định chấm dứt thoả thuận hiện tại trước hạt cuối ngày 12/5, người Ả rập xe út sẽ tin rằng Iran sẽ công khai phát triển vũ khí hạt nhân mà không có rào cản nào. Nếu điều đó xảy ra, đất nước này cũng sẽ phải tăng lượng dự trữ vũ khí hạt nhân của họ.
Không khó để theo dõi những xung đột lợi ích này và chúng có thể thực sự gây ra chiến tranh khu vực hoặc thậm chí toàn cầu.
2 yếu tố tích cực của thị trường
Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng
Thứ Sáu vừa qua, bảng lương phi nông nghiệp thể hiện việc làm trong tháng Tư tăng 164.000 so với dự kiến 192.000. Mặc những chỉ trích về tăng trưởng không tốt, nền kinh tế vẫn đang tiếp diễn. Cho tới thời điểm hiện tại, tăng trưởng về việc làm đã kéo dài trong 91 tháng liên tục, đạt tỷ lệ thất nghiệp 3,9% thấp nhất kể từ năm 2000.
Mặt khác, các nhà kinh tế vẫn chưa thể lý giải nổi tại sao tăng lương vẫn chưa theo kịp được tăng việc làm. Cáo bạch bảng lương phi nông nghiệp hôm thứ Sáu cho thấy trong năm vừa qua, thu nhập/giờ tăng 2,6% chỉ vừa hơn mức lạm phát. Nghịch lý là tăng thu nhập có thể thúc đẩy kinh tế thông qua việc thúc đẩy chi tiêu, nhưng phiên tăng điểm chứng khoán hôm thứ Sáu phần nào dựa vào việc không có thay đổi trong tăng trưởng lương, vì điều này có thể đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất của Fed.
(Vẫn) về chủ đề Kết quả kinh doanh
409 công ty trên S&P 500 đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh Quý I với con số ấn tượng khi 89,2% công ty vượt trên kỳ vọng. Theo Thomson Reuters, con số này còn vượt trên cả mức trung bình dài hạn 64%
Chừng nào các công ty còn đạt và vượt qua được kỳ vọng trong kết quả báo cáo, nhà đầu tư sẽ còn tiếp tục hài lòng với mức lợi nhuận trên cổ phiếu. Như chúng tôi thường nhấn mạnh, kể từ sự kiện Brexit vào giữa năm 2016, cho dù kết quả bất ngờ thì bầu trời cũng không thể sụp xuống, thị trường dần nghiêng về chiều hướng tập trung nhiều vào kết quả kinh doanh bất chấp rủi ro.
Diễn biến thị trường trong tuần trước
Thị trường phục hồi ngoạn mục trong phiên giao dịch thứ 5 vừa qua được dẫn dắt bởi Apple (NASDAQ:AAPL). Công ty công nghệ hàng đầu này đã tăng gần 4% và đóng cửa mức cao kỷ lục sau thông tin Công ty Berkshire Hathaway (NYSE:BRKa) của Warren Buffet mua 75 triệu cổ phiếu trong Q1.
Về mặt kỹ thuật, giá đã thoát khỏi kênh giảm giá, tăng 0,18% từ đỉnh trước ngày 13/3 ở mức 183,50, có thể tạo thành một bẫy tăng.
Trong khi thứ 6 là ngày thị trường có diễn biến tốt nhất trong 4 tuần, chỉ số Dow và S&P 500 lại giảm 0,25% đối với mỗi chỉ số trong tuần (mặc dù chỉ số NASDAQ Composite răng 1,24% và chỉ số Russell 2000 tăng 0,64%).
Liệu đà tăng ngày thứ 6 có ý nghĩa nếu xét theo tuần, các chỉ số chính đều giảm? Có một lập luận đã được ủng hộ.
Mức đóng cửa ngày thứ 6 là điểm đánh dấu hiệu quả nhất về các công ty mà nhà đầu tư quan tâm hoặc không quan tâm. Mức đóng cửa cao hơn báo hiệu nhà đầu tư vẫn muốn tiếp tục theo dõi cổ phiếu này cho đến thứ phiên sau và ngược lại.
Tuy nhiên, liệu ngành công nghệ và những cổ phiếu vốn hoá nhỏ có thể chống đỡ được thị trường rộng lớn không? Thực tế, sự gia tăng của cổ phiếu vốn hoá nhỏ chỉ là dấu hiệu nhấn mạnh về rủi ro chiến tranh thương mại đang đè nặng lên diễn biến các cổ phiếu vốn hoá lớn.
Lời kết
Nếu xung đột leo thang, chắc chắn đà bán tháo sẽ quay trở lại. Ngoài ra, nó có thể làm tăng căng thẳng ở Trung Đông, khi Mỹ và Trung Quốc quay trở lại các mặt khác nhau của các cuộc xung đột.
Cả chỉ số S&P 500 và Dow đều giảm xuống và đóng cửa dưới mức 200 dma vào ngày thứ 5 tuần trước, xác nhận tầm quan trọng của ngưỡng kỹ thuật này. Khi giá tiếp cận đỉnh của một tam giác, chúng sẽ tích luỹ nhẹ giống như một cuộn dây trước khi nó bật lên.
Mối quan tâm duy nhất là thị trường sẽ đi theo hướng nào. Dù thế nào đi nữa, thị trường có khả năng sẽ đưa ra những động thái quan trọng tiếp theo.
Tin trong tuần
Tất cả mốc thời gian đều theo EDT
Chủ Nhật
19:50: Nhật– Biên bản họp của BoJ: Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể gây sốc thị trường bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ vì Thủ tướng Shinzo Abe có thể từ chứng do những bê bối chính trị gần đây. Điều này có thể dẫn đến việc từ chối chính sách Abenomics, bao gồm cả chương trình nới lỏng ở Nhật hiện nay.
Ngay cả với triển vọng về chênh tỷ giá khá tích cực ngày càng tăng đối với USD trong dài hạn, cặp USD/JPY đang giao dịch trong kênh giảm từ tháng 12/2016. Nếu BoJ thực sự đưa ra chính sách thắt chặt, đồng yên có thể sẽ tăng, trong khi chỉ số Nikkei 225 và rộng hơn là chỉ số TOPIX của Nhật sẽ giảm do đồng Yên tăng.
Thứ 2
Anh: Kỳ nghĩ lễ May Bank
23:00 (Dự kiến): Trung Quốc – Cán cân thương mại (tháng 4): Thâm hụt thương mại 5 tỷ USD trong tháng 4 dự kiến đổi thành thặng dư 35 tỷ USD.
Trong suốt thời gian diễn ra thương mại, dữ liệu này được chú ý nhiều hơn. Về vấn đề này, Warren Buffet không tin rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ “làm điều gì ngu ngốc”. Ông là người đặt tiền những gì ông nói và điều này cũng được phần nào dự báo về việc mua cổ phiếu Apple của ông. Ông vẫn khá lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Buffet mua cổ phiếu rất dài hạn. Ông không quan tâm đến một sự điều chỉnh mà có thể kéo dài trong vài năm.
Thứ 3
2:00: Đức – Cán cân thương mại Đức (tháng 3): thặng dư thương mại dự kiến tăng từ 18,4 tỷ Euro lên 24,5 tỷ Euro.
Mặc dù câu chuyện thị trường đang tập trung vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Đức – quốc gia Châu Âu xuât khẩu nhiều nhất trong Mỹ - cũng khá lo ngại khi tham gia vào cuộc chiến này. Vì vậy, Đức ủng hộ thành viên Châu Âu thoả hiệp về thương mại với Mỹ, một điều ngược lại với Pháp, quốc gia không bằng lòng đối với thặng dư thương mại lớn ở Đức. Điều này khiến Paris nỗ lực gây cản trở về tình hình của Châu Âu với thuế quan của Mỹ.
3:15: Mỹ – Chủ tịch Fed Powell nhậm chức: Theo dõi diễn biến chỉ số USD và cặp USD với các đôgnf tiền khác sau bài phát biểu.
Sau khi hoàn thành mô hình Tam giác Tăng, điều có thể là một đáy, chỉ số USD vượt trên đường 200 dma lần đầu tiên kể từ tháng 12/2016. Trong khi đây là động thái tăng giá, nó cần vượt qua mô hình Shooting star giảm ngày thứ 6 của mô hình Bearish Engulfing, sau một cây nến High Wave. Đây là 3 mô hình giảm giá liên tiếp. Vượt ngưỡng 93 điểm có thể xoá các lệnh bán khống đối với diễn biến giá này.
10:00: Mỹ – Mở cửa việc làm JOLTs (tháng 3): dự kiến giảm từ 6,052 triệu xuống 6,020 triệu.
16:30: Mỹ – trữ lượng dầu mỏ API theo tuần: chỉ số trước là 4,427 triệu thùng.
Tuần vừa qua, giá dầu gần $70/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 ngay cả khi số liệu dự trữ dầu mỏ đang tăng lên. Nhà đầu tư đang trên bờ vực liệu Trump có từ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran tiếp hay không.
Thứ 4
8:30: Mỹ – chỉ số PPI (tháng 4): dự kiến tăng lên 0,3% theo tháng và chỉ số lõi PPI tăng từ 0,2% lên 0,3% theo tháng.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần ngày 4/5): dự trữ dầu mỏ dự kiến tăng thêm 160.000 thùng.
Giá dầu cho thấy xu hướng tăng phá vỡ Mô hình Falling Flag ngày thứ 6 với mục tiêu $78.
21:30: Trung Quốc – chỉ số CPI (tháng 4): dự kiến ở mức 2% theo năm từ mức 2,1% và tăng từ -1,1% lên 0,1% theo tháng.
Thứ 5
4:30: Anh – Cán cân thương mại (tháng 3): dự kiến thâm hụt thương mại tăng từ 0,9 tỷ Bảng lên 2,9 tỷ Bảng.
4:30: Anh – Chỉ số sản xuất ngành chế tạo (tháng 3): dự kiến giữ nguyên theo tháng ở mức 0,2% và tăng từ 2,5% lên 2,9% theo năm.
7:00: Anh – Quyết định lãi suất của BoE: Ngân hàng trung ương Anh dự kiến giữ nguyên lãi suất ở mức 0,5% sau ý kiến của Mark Carney gần đây đã thay đổi kỳ vọng của thị trường. Không có thay đổi nào được mong đợi đối với chương trình nới lỏng ở Anh.
Bảng Anh hoàn thành hai đỉnh vào thứ 3 tuần trước và cho đến thứ 6, nó đã giảm 8 phiên liên tiếp. Cho đến nay, nó đã tìm được ngưỡng hỗ trợ ở đường 200 dma, đóng cửa phía trên sau khi giảm dưới mức này. Mục tiêu của diễn biến lần này là ngưỡng 1,3100
8:30: Mỹ – chỉ số CPI (tháng 4): lạm phát dự kiến từ từ 0% lên 0,1% theo tháng và giảm từ 2,4% xuống 2,1% theo năm, trong khi đó chỉ số CPI lõi giảm từ 2,1% xuông 2% theo năm.
Thứ 6
8:30: Canada – Dữ liệu việc làm (tháng 4): dự kiến có thêm 13.500 việc làm mới so với 32.300 trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giữ nguyên ở mức 5,8%.
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin nhà tiêu dùng Michigan (tháng 5): dự kiến tăng từ 98,8 lên 99.