- Hợp đồng tương lai Mỹ, thị trường Châu Âu tăng khi mối đe doạ thuế quan đối với Mexico kết thúc, dự báo Fed giảm lãi suất tăng
- Lãi suất trái phiếu tăng trước các vấn đề thương mại
- Vàng giảm do USD tăng cao hơn
- Đồng peso của Mexico tăng
- Chủ tịch ECB Mario Draghi phát biểu tại cuộc họp báo ở Frankfurt ngày thứ Tư.
- Chỉ số CPI hàng tháng sẽ được công bố ngày thứ Tư.
- Cuộc đua chọn người kế vị Thủ tướng Anh Theresa May tăng tốc ngày thứ Năm, với đảng Bảo thủ dẫn dắt. The race to pick a successor to British Prime Minister Theresa May heats up on Thursday, with the first Conservative Party leadership ballot.
- Cũng trong ngành thứ Năm, các bộ trưởng tài chính khu vực euro sẽ họp tại Luxembourg. Theo kế hoạch, các mức phạt tài chính đối với Ý về các khoản nợ của Ý và ngân sách khu vực Châu Âu.
- Sản xuất công nghiệp và doanh số bán kẻ Mỹ sẽ công bố ngày thứ Sáu.
- Trung Quốc cũng công số liệu sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ ngày thứ Sáu.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4% lên mức cao nhất trong hơn 5 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9% lên mức cao nhất trong 4 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 1% lên mức cao nhất trong tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,18% và tiếp tục tăng lên mức 0,32%.
- Đồng euro giảm 0,2% xuống $1,1307.
- Bảng Anh giảm 0,2% xuống $1,2711, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,4% xuống 108,63/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, mức giảm mạnh nhất trong 2 tháng.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 4 điểm cơ bản lên 2,13%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên -0,24%, mức tăng đầu tiên trong tuần và mức tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,836%, mức thấp nhất trong gần 3 năm.
- Giá dầu WTI tăng 0,4% lên $54,22/thùng, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Vàng giảm 1% xuống $1.327,74/ounce, phiên giảm đầu tiên trong gần 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong 2 tháng.
Sự kiện chính
Thị trường chứng khoán toàn cầu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tiếp tục tăng vào sáng nay - mức cao nhất kể từ tháng 11, do đồn đoán Fed sẽ hạ dự báo kinh tế sau khi báo cáo việc làm ngày thứ Sáu việc làm mới và tăng lương thấp. Mối đe doạ từ các biện pháp thuế quan Mỹ đối với Mexico tăng cũng đã hạ nhiệt, tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn.
Chỉ số STOXX 600 tăng phiên thứ 5 trong số 6 phiên, mặc dù một số sàn bao gồm cả sàn của Đức đóng cửa do nghỉ lễ.
Vào đầu phiên Châu Á, thị trường trong khu vực tăng sau khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc vượt kỳ vọng lần đầu tiên kể từ bắt đầu cuộc chiến thương mại với thặng dư thương mại của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng 78% lên 417 tỷ USD tháng trước. Tính theo năm, xuất khẩu ở đây tăng 1,1%. Mặt khác, nhập khẩu giảm 8,5% - ít hơn nhiều so với mức thị trường quan ngại.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Sáu, thị trường Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp mặc dù dữ liệu mới cho thấy cả bảng lương phi nông nghiệp và lương trung bình theo giờ giảm trong tháng 5 khi chiến tranh thương mại gây ảnh hưởng lên nền kinh tế Mỹ. Tháng trước, quốc gia này chỉ có thêm 75.000 việc làm mới, trong khi tháng 4 con số này là 224.000. Điều này khiến triển vọng kinh tế càng u ám hơn sau khi doanh số bán lẻ, sản lượng nhà máy và mua nhà đều suy yếu trong quý này, có lẽ đà tăng trưởng kinh tế kỷ lục của Mỹ đang đi đến hồi kết.
Tuy nhiên, viêc Fed nới lỏng kinh tế làm lu mờ những dữ liệu suy yếu này. Nhà đầu tư tăng khả năng về hợp đồng tương lai quỹ Fed sẽ giảm 1/4 điểm phần trăm trong tháng 7 và 70 điểm cơ bản vào cuối năm.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 ngày thứ Sáu đóng cửa tăng mức cao, tiến gần ngưỡng cao tháng 5, hình thành vai phải của đỉnh mô hình Đỉnh đầu vai. Nếu giá tăng trên ngưỡng 2.900, có thể nhà đầu tư sẽ chiếm lại được ngưỡng 2.950, ngưỡng kỷ lục ngày 1/5 . Nếu giá thất bại, giá có thể kiểm nghiệm lại đường kháng cự mô hình đỉnh đầu vai ở mức thấp 2.800.
Việc Fed dự kiến giảm lãi suất đã khiến lãi suất trái phiếu 10 năm không tăng thêm. Tuy nhiên, từ quan điểm kỹ thuật, nó đã giảm dưới đáy của kênh giảm cho thấy nó sẽ còn giảm thêm. Nhìn chung, trong khi thị trường không kỳ vọng lãi suất trái phiếu giảm, chúng tôi đã luôn cảnh báo về điều này kể từ khi nó đạt đỉnh vào đầu tháng 12 và giảm dưới đường xu hướng tăng trung hạn kể từ giữa năm 2016.
USD hồi phục trở lại sau khi đạt đường xu hướng tăng kể từ tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, nó đã hoàn thành một đỉnh đôi. Trừ phi giá tăng trở lại trên ngưỡng 97,00, chúng tôi hi vọng đường xu hướng tăng sẽ phá vỡ xu hướng và USD sẽ tiếp tục giảm cùng lãi suất.
Trong khi đó, USD đang suy yếu so với peso do: Trump đe doạ áp thuế đối với hàng hoá Mexico và nhà đầu tư tăng khả năng đối với việc Fed giảm lãi suất.
Ngược lại, việc đi ngược xu hướng so với yen sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhật Haruhiko Kuroda nói rằng BoJ có thể tăng các biện pháp kích thích kinh tế nếu cần thiết.
Trên thị trường hàng hoá, vàng đang giảm. USD rẻ hơn hấp dẫn những người mua khi giá giảm, gây áp lực đối với giá của vàng.
Từ quan điểm kỹ thuật, vàng đạt mức thấp ở ngưỡng $1.350 - mức cao ngày 20/2, hình thành một đường kháng cự và mở khả năng đảo chiều đỉnh đôi, với việc thâm nhập mức thấp tháng 4 ở ngưỡng $1.266.
Giá dầu WTI giảm đà tăng do báo cáo OPEC dự kiến tiếp tục giảm sản xuất cũng như việc Trump thay đổi 180 độ khi áp thuế đối với hàng hoá Mexico. Hoạt động khoan của Mỹ chậm lại, hỗ trợ dầu tăng trước đó.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá