- Niềm tin vào các chỉ số Mỹ chững lại sau khi chỉ số S&P 500, NASDAQ đạt mức cao kỷ lục mới ngày thứ Sáu
- Vàng tăng phiên thứ hai ngay cả khi USD tăng
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ tăng phiên thứ 4 sau khi lãi suất giảm mạnh nhất trong lịch sử
- Dầu giảm dưới ngưỡng $56 trước triển vọng tăng trưởng và căng thẳng tại vịnh Ba Tư hạ nhiệt
- Báo cáo lợi nhuận bao gồm Nintendo (OTC:NTDOY), Qualcomm (NASDAQ:QCOM), AMD (NASDAQ:AMD), Siemens (OTC:SIEGY), Sony (NYSE:SNE), Credit Suisse (SIX:CSGN), Nomura (NYSE:NMR), Toyota (NYSE:TM), Honda (NYSE:HMC), Ferrari (NYSE:RACE), General Motors (NYSE:GM), BMW (MI:BMW), Rio Tinto (LON:RIO), ConocoPhillips (NYSE:COP), BP (LON:BP), Shell (LON:RDSa), Vale (NYSE:VALE), Heineken (AS:HEIN), General Electric (NYSE:GE), Altria (NYSE:MO).
- Quyết định lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản và bài phát biểu của Thống đốc Haruhiko Kuroda sẽ công bố vào thứ Ba
- Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và đồng đội của ông họp cùng các đối tác Trung Quốc tại Thượng Hải ngày thứ Ba
- Các quan chức của Fed bắt đầu cuộc họp 2 ngày về chính sách tiền tệ tại Washington ngày thứ Ba. Chủ tịch Jerome Powell sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau quyết định của FOMC ngày thứ Tư.
- Quyết định chính sách của Ngân hàng Anh sẽ công bố vào thứ Năm.
- Báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ công bố ngày thứ Sáu.
- Niềm tin vào chỉ số S&P 500 giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 0,1%.
- Chỉ số DAX Index của Đức giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,2% phiên thứ 7 liên tiếp, tổng mức tăng là 1,35%, lên mức cao nhất trong gần 2 tháng.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1119, mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Bảng Anh giảm 0,4% xuống $1,234, mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Yên Nhật tăng ít hơn 0,05% lên 108,65/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,06%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,665%, mức thấp nhất trong khoảng 3 năm, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống -0,39%, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần.
- Vàng giảm ít hơn 0,05% xuống $1.418,39/ounce.
- Giá dầu WTI giảm 0,4% xuống $56/thùng.
- Quặng sắt giảm 0,6% xuống $114,27/mét tấn.
Sự kiện chính
Chỉ số S&P 500 chững lại trong khi chỉ số Châu Âu trái chiều trước khi Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại, dự kiến nới lỏng trở lại và báo cáo việc làm của Mỹ. Trái phiếu và USD tiếp tục tăng.
Niềm tin đối với 3 chỉ số chính của Mỹ tăng sau khi S&P 500 đóng phiên ở mức cao kỷ lục phiên ngày thứ Sáu.
Chỉ số Stoxx Europe 600 phục hồi từ mức mở phiên thấp hơn khiến ½ mức tăng của thứ Sáu bị xóa nhòa. Chỉ số toàn khu vực Châu Âu gặp khó khi kéo dài đà tăng với việc các nhà sản xuất ô tô chuẩn bị báo cáo kết quả kinh doanh tuần này trong dự kiến sẽ khiến ngành ô tô giảm mạnh.
Chứng khoán Châu Á khó tăng trước cuộc họp Fed với kỳ vọng lớn rằng tâm lý nới lỏng sẽ tiếp diễn. Chỉ số MSCI khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 0,6% với lượng giao dịch mỏng. Hang Seng Hồng Kông giảm 1,03% khi cuộc biểu tình chống đối dự luật dẫn độ bùng phát mạnh mẽ lên thành đòi hỏi toàn quyền dân chủ. KOSPI Hàn Quốc thậm chí còn giảm sâu hơn 1,78% khi mà căng thẳng quan hệ thương mại với Nhật leo thang. ASX 200 Úc là chỉ số khu vực duy nhất trong sắc xanh tăng 0,48% với đà tăng của cổ phiếu công nghệ.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, cả S&P 500 Index và Nasdaq Composite đều đạt kỷ lục mới. Báo cáo kết quả kinh doanh của Alphabet (NASDAQ:GOOGL) vượt trên dự báo trên nền tảng GDP tăng trưởng đã mang đến kỳ vọng cho nhà đầu tư về tương lai nền kinh tế kể cả khi họ vẫn duy trì tâm lý nới lỏng từ Fed. Nhà đầu tư vừa đang trông đợi vào nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng tin tưởng rằng Fed sẽ hạ lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế trì trệ.
Liệu đây có phải là nền kinh tế Goldilocks, một điều kiện lý tưởng hiếm gặp mà trong đó, tăng trưởng sẽ ở mức khiêm tốn nhưng bền vững, hay là nhà đầu tư đang cố tạo ra các lý do để cho phép mình mua vào cổ phiếu ở mức giá cao bất chấp rủi ro?
Yếu tố kỹ thuật cho thấy xu thế giảm khi các chỉ báo chỉ ra rằng cả SPX và Nasdaq – đều đang ở mức kỷ lục – đều đang quá mua và đưa ra phân kỳ tiêu cực với mức giá chạm với ranh giới trên của mô hình giảm.
Trái phiếu tăng phiên thứ ba trước cuộc họp của Fed, dự kiến sẽ giảm lãi suất, khiến những thời khắc cuối cùng trái phiếu trở thành một món hời. Lãi suất trái phiếu vẫn chưa rõ xu hướng kể từ tháng 7, khi chúng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016, trước hiệu ứng thương mại của Trump. Mô hình hiện tại thể hiện sự thiếu quyết đoán của thị trường, khi một đáy của mô hình Đỉnh đầu vai tiềm năng hình thành.
Một phiên bứt phá tăng sẽ hỗ trợ giá chứng khoán, do nhà đầu tư trái phiếu cuối cùng cũng hỗ trợ thị trường chứng khoán kỷ lục. Mặt khác, phiên giảm dưới ngưỡng 1,9% khiến bên mua cổ phiếu tự đồn đoán. Nếu tiếp tục chịu áp lực ở ngưỡng đó, nó có thể khởi động hiệu ứng hòn tuyết lăn, dẫn đến tuyết lở. Bằng cách này hoặc cách khác, lãi suất trái phiếu và thị trường chứng khoán phải đồng bộ cho một thị trường tài chính ổn định.
USD tăng phiên thứ 7, đà tăng dài nhất kể từ mức tăng tương tự hồi tháng 2. Nằm trên ngưỡng 98,00, đồng bạc xanh chỉ cách 0,13% ngưỡng cao nhất trong hơn 2 năm. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư đồn đoán sau khi khoe khoang với các trợ lý của ông rằng ông có thể làm suy yếu USD “chỉ trong vài giây nếu ông muốn", nhưng ông sẽ không làm thế. Sau đó, Trump nói với giới báo chí rằng ông có thể làm việc đó.
Từ tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận, nhà đầu tư vẫn có thể Mua sau đà tăng 7 ngày. Nhà đầu tư đi ngược xu hướng có thể tham gia vị thế Bán khi USD tiệm cận ngưỡng cao nhất kể từ tháng 5.
Mặc dù giảm bớt đà tăng trước đó, vàng vẫn tăng phiên thứ 2, ngay cả khi USD mạnh hơn. Ngoài ra, nó đang xảy ra trong bối cảnh chấp nhận rủi ro. Vì vậy, đà tăng dường như hoặc không phải do USD suy yếu, hoặc không phải là do trạng thái trú ẩn của nó.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ tăng so với USD cũng tăng phiên thứ 4, ngay sau khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất mạnh nhất trong lịch sử. Lần giảm này xuất phát sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sa thải cựu Thống đốc ngân hàng trung ương vì đã từ chối giảm lãi suất 300 điểm cơ bản.
Dầu giảm xuống dưới ngưỡng $56/thùng trước quan điểm tiêu cực về tăng trưởng toàn cầu và căng thẳng với Iran hạ nhiệt. Về mặt kỹ thuật, giá trung bình tạo ra một chữ thập chết chóc trong bối cảnh hình thành một lá cờ tăng, giảm trong xu hướng giảm.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá