- Niềm tin vào các chỉ số Mỹ, thị trường Châu Âu trái chiều do kỳ vọng thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giảm
- Lãi suất trái phiếu, USD điều chỉnh giảm
- Bitcoin tăng 50%
- Vàng giảm
- Ước tính lần 3 về số liệu GDP Mỹ Q1/2019 cũng như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần sẽ công bố vào 8.30 sáng giờ ET ngày hôm nay.
- Cũng trong ngày thứ Năm, thành viên FOMC Patrick Harker sẽ phát biểu vào lúc 10.00 sáng giờ ET.
- Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ bắt đầu tại Osaka, Nhật Bản ngày thứ Sáu.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,8% lên mức cao nhất trong 7 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9%.
- Chỉ số USD tăng khoảng 0,05%.
- Đồng euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,1367.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,2703.
- Yên Nhật giảm 0,2% xuống 108,04/USD, mức thấp nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,06%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên -0,28%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 3 điểm cơ bản lên 0,858%, mức cao nhất trong tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,6% xuống $59/thùng, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Vàng giảm 0,4% xuống $1.403,58/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và niềm tin vào các chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 mở cửa tăng vào phiên sáng nay, do nhà đầu tư vẫn kỳ vọng Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đình chiến vào cuối tuần này.
Chỉ số Dow và chỉ số STOXX 600 đảo chiều, cho thấy tâm lý thận trọng trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung gia tăng, và dù niềm tin vào chỉ số vốn hoá lớn của Mỹ chịu áp lực do công ty Hàng không lớn Boeing (NYSE:BA) gặp các vấn đề về quy định mới.
Trước đó, chỉ số Châu Âu đã dừng đà giảm trong 4 phiên, nhờ cổ phiếu bán lẻ H&M (ST:HMb) báo cáo doanh số tăng trong tháng 6. Tuy nhiên chuỗi bán lẻ Thuỵ Điển này cũng báo cáo lợi nhuận giảm khiến họ trì hoãn kế hoạch mở rộng. Sự thực rằng nhà đầu tư ban đầu đã tập trung vào các tin tức tốt và bỏ qua dữ liệu suy yếu là tín hiệu cho thấy họ rất kỳ vọng vào thoả thuận Mỹ-Trung sẽ vực dậy thị trường chứng khoán. Họ dường như cũng đặt niềm tin vào biên bản họp mới nhất của Chủ tịch Fed Jerome Powell, nói rằng Fed sẽ có động thái phù hợp đối với các rủi ro thương mại mới, đồng nghĩa với việc giảm lãi suất.
Chỉ số đã tìm được hỗ trợ trên mức cao đầu tháng 6, được xác nhận bởi cây nến hammer ngày thứ Ba, trên đường 50 DMA. Như vậy, điềm báo là chỉ số này có thể sẽ trở lại vào một kênh tăng sau khi giảm dưới ngưỡng đó ngày thứ Tư.
Vào đầu phiên, thị trường Châu Á tăng sau khi tờ báo South China Morning báo cáo 2 cường quốc dự kiến sẽ đạt thoả thuận trong cuộc họp cấp cao bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào cuối tuần này, sau một loạt những thông điệp trái chiều từ Trump và chính quyền của ông.
Niềm tin hồi phục khiến chỉ số MSCI và chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình dương không có Nhật Bản tăng 0,8%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kong tăng vượt trội, tăng 1,49% và đóng cửa ở mức đỉnh của phiên, sau khi hồi phục từ ngưỡng 50 DMA và cắt qua đường 100 DMA lên mức cao nhất kể từ ngày 8/5.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,19%, đứng thứ hai. Chỉ số cũng được hưởng lợi nhờ thị trường chứng khoán nội địa trở nên phổ biến đối với những người trẻ, những người sợ hệ thống trả lương hưu của Nhật sẽ không thể duy trì nhu cầu cuộc sống.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Tư, chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4, giảm 0,12% với 60% cổ phiếu niêm yết đều giảm sau khi Trump đề cập lại về việc tăng thuế quan đối với hàng hoá Trung Quốc và đe doạ sẽ giảm các mối quan hệ kinh doanh với Trung Quốc.
Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm sau khi tăng phiên thứ 2 do nhà đầu tư quay trở lại cổ phiếu. Nó gặp khó khăn khi giảm xuống mức thấp trong nửa đầu tháng, biến ngưỡng hỗ trợ thành kháng cự sau khi vượt chúng vào tuần trước.
Chỉ số USD giảm bớt mức tăng ngày thứ 3 với lý do tương tự: nó đã chạm ngưỡng hỗ trợ-trở thành-kháng cự của đáy trước.
Bitcoin giảm lần đầu tiên trong 9 phiên, sau khi tăng hơn 50%.
Giá vàng giảm phiên thứ 3 liên tiếp sau khi tăng 5 phiên với mức 7%, đưa đường 50 DMA cắt trên đường 100 DMA.
Giá dầu giảm sau khi tăng 10,5% với 4 trong 5 phiên. Nhà đầu tư nôn nóng chờ thông tin của cuộc đàm phán Trump-Tập Cận Bình, cuộc chiến thương mại là nguyên nhân chính khieesn nhu cầu toàn cầu giảm. Trung Quốc dự kiến sẽ phá giá nhân dân tệ để bù đắp thuế quan tăng và xuất khẩu giảm. Ngược lại, đồng nhân dân tệ bị phá giá sẽ khiến dầu, tài sản niêm yết bằng USD trở nên đắt hơn đối với các nước Châu Á, gây ảnh hưởng đến nhu cầu.
Bất ổn gia tăng do tình hình u ám ở các cuộc họp OPEC và OPEC+ do các nhà sản xuất dầu sẽ tip tục giảm cung, với mục đích giữ dầu dưới ngưỡng $60 để có thể giữ thị phần.
Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI giảm về giữa đường xu hướng giảm kể từ đỉnh ngày 23/4 và hội tụ ở những đường MA chính.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá