- Hợp đồng tương lai Mỹ, chỉ số Châu Âu giảm quanh ngưỡng trung lập do khả năng Fed giảm lãi suất cao
- Lãi suất trái phiếu tăng trước cuộc họp của Fed
- Dầu giảm do nhu cầu yếu bù đắp các vấn đề Trung Đông leo thang
- Fed, BoJ, BoE sẽ đưa ra quyết định chính sách vào tuần này, cùng các ngân hàng trung ương ở Na-uy, Bra-xin, Đài Loan và Indonesia.
- Cuộc họp của Fed bắt đầu vào ngày thứ Ba. Họ sẽ phải ra quyết định và tổ chức một cuộc họp báo sau đó vào thứ Tư. Các quan chức dự kiến đề xuất giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh các vấn đề thương mại toàn cầu leo thang.
- Thứ Ba sẽ tổ chức cuộc bầu chọn thứ 2 về người kế nhiệm Thủ tướng Anh Theresa May.
- Cũng trong ngày thứ Ba, số liệu CPI tháng 5 khu vực Châu Âu sẽ được công bố.
- Chỉ số Shanghai Composite Index tăng 0,2%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,3%, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,05%, sau khi tạm thời tăng 0,02% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Đồng euro tăng ít hơn 0,05% lên $1,1209.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,2581, mức thấp nhất trong khoảng 6 tháng.
- Nhân dân tệ tăng ít hơn 0,05% lên 6,924/USD.
- Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,1%, phiên tăng đầu tiên trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 2 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 1,86%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức không đổi ở mức -0,26%, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật tăng 1 điểm cơ bản lên -0124%.
- Giá dầu WTI giảm 0,3% xuống $52,36/thùng.
- Quặng sắt giảm 16% xuống $103,33/mét tấn, mức giảm mạnh nhất trong 2 tuần.
- Vàng giảm 0,3% xuống $1.337,73/ounce, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow & NASDAQ 100 mở đầu tuần ở mức cao hơn và chứng khoán Châu Âu cũng đã giảm thiểu được mức lỗ phiên ngày thứ Sáu trong sáng nay, trước mắt là 1 tuần với nhiều xúc tác: chiến tranh thương mại tiếp diễn, quyết định chính sách từ các ngân hàng trung ương và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
STOXX 600 đầu tiên tăng lên, với ngân hàng dẫn đầu bao gồm Deutsche Bank (DE:DBKGn). Tuy nhiên, cổ phiếu hàng không lại đi xuống dưới mức trung bình vào cuối phiên sáng – sau khi dự báo không mấy sáng sủa từ Deutsche Lufthansa (DE:LHAG) gia tăng thêm lo ngại về lợi nhuận của ngành này.
Trước đó trong phiên Châu Á, thị trường giao động xung quanh đáy của tuần, nhưng lại nhận được thúc đẩy sau khi bà Carrie Lam lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi người dân với dự luật dẫn độ khiến 2 triệu người xuống đường biểu tình. Động thái này giúp Hang Seng tăng 1,4% và đóng phiên trong sắc xanh ở mức tăng 0,40%. Tuy nhiên, làn sóng kêu gọi bà từ chức ngày một dữ dội hơn.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Sáu, thị trường Mỹ đóng cửa giảm sau khi doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự kiến khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn về việc giảm lãi suất. Một lần nữa, nhà đầu tư tập trung vào xu hướng ngắn hạn hơn là việc mở rộng kinh tế trong dài hạn.
Nhà đầu tư đã đặt ra nhiều giả thuyết rằng Fed có thể giảm lãi suất: họ có xây dựng dự báo viển vông hay không? Doanh số bán lẻ, chiếm 2/3 trọng số GDP tăng, cho thấy người tiêu dùng sẽ hỗ trợ tăng trưởng, xoá đi khả năng giảm lãi suất.
Thị trường đang ở ngã ba đường với các yếu tố trái chiều vào tuần trước: căng thẳng thương mại tăng, mặt khác, đồn đoán về việc giảm lãi suất của Fed.
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng phiên thứ 2 liên tiếp kể từ thứ Bảy, trong khi trái phiếu Chính phủ Châu Âu trái chiều trước các cuộc họp chính achs của Fed, Ngân hàng trung ương Nhật và Ngân hàng trung ương Anh. Nhìn chung, trái phiếu đã tăng vượt trội so với cổ phiếu trên toàn cầu ba tháng vừa qua.
Trong khi đó, các vấn đề địa chính trị đang tăng nhanh. Về vấn đề thương mại, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross không mong đợi một nghị quyết thương mại ngay cả khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G-20 ở Osaka trong tháng này.
Đối với Trung Đông, nghị sỹ đảng Cộng hòa Tom Cotton hối thúc Trump có động thái quân sự với Iran sau những cuộc tấn công gần đây đối với giếng dầu tại vịnh Oman. Trong khi đó, ngoại trưởng Mike Pompeo cam kết sẽ bảo vệ việc vận chuyển sau khi đưa tàu chiến tới khu vực, một hành động mà Iran coi rằng đòn chiến tranh tâm lý. Ả Rập Xê Út cũng lên án Iran sau khi sân bay Abha đã bị một tên lửa tấn công vào thứ Tư.
Công bố của Ả Rập theo sau đe dọa của Iran về việc đóng cửa eo biển Hormuz, con đường chở dầu quan trọng nối liền Trung Đông với thế giới với 19 triệu thùng/ngày. Theo luật quốc tế, việc đóng cửa eo biển Hormuz có thể coi như là một động thái gây chiến. Hơn nữa, bất kỳ bất ổn nào trong khu vực cũng đều có thể khiến gia dầu tăng mạnh. Iran cũng đưa ra ý kiến giá dầu sẽ vượt $100 nếu phát súng đầu tiên nổ ra tại vịnh Ba Tư.
Giá dầu WTI tăng, tìm được kháng cự ở đường xu hướng giảm kể từ giữa tháng 5. Việc tăng lên trên ngưỡng $55 sẽ hoàn thành một đáy đôi nhỏ, trong khi giá giảm dưới ngưỡng $50 báo hiệu giá sẽ tiếp tục giảm. Chúng tôi cho rằng giá sẽ vẫn ở ngưỡng đó cho đến khi có quyết định của Fed vào ngày thứ Tư. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng nhu cầu yếu sẽ vẫn ảnh hưởng đến giá, bù đắp các vấn đề vĩ mô.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá