- Niềm tin ở các chỉ số của Mỹ, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm do Mỹ-Iran “kết thúc ngoại giao", vụ kiện của FedEx chống lại Chính phủ Mỹ
- Vàng, yên, trái phiếu tăng trước rủi ro địa chính trị gia tăng
- Nhân dân tệ, won Hàn Quốc tiếp tục giảm
- Bitcoin vượt ngưỡng $11.000
- Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ thảo luận các thách thức của nền kinh tế Mỹ tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York vào thứ Ba.
- Cùng trong ngày thứ Ba, MSCI Inc. thông báo kết quả Cuộc rà soát Phân loại Thị trường năm 2019, xem liệu Kuwait có được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi.
- Nhóm 20 nước sẽ bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh ở Osaka, Nhật Bản ngày thứ Sáu.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,3%.
- Chỉ số USD hồi phục từ mức giảm 0,1%, đạt mức thấp nhất trong gần 3 tháng, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Đồng euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,1397, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,2764, đạt mức cao nhất trong gần 6 tuần, phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
- Yên Nhật tăng 0,3% lên 107,01/USD, mức cao nhất trong hơn 14 tháng.
- Lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,00%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống -0,31%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,819%.
- Giá dầu WTI giảm 0,2% xuống $57,77/thùng.
- Vàng tăng 0,8% lên $1.431,02/ounce, đạt mức cao nhất trong hơn 6 năm, phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
Sự kiện chính
Niềm tin ở chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đi cùng diễn biến giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi căng thẳng Mỹ-Trung và Mỹ-Iran đạt đỉnh. Nhu cầu các loại tài sản an toàn tăng hỗ trợ vàng và đồng yên, khiến lãi suất trái phiếu 10 năm trở lại ngưỡng 2,00%.
Ở Châu Âu, hầu hết tất cả các ngành đều giảm khiến chỉ số STOXX 600 giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Vào đầu phiên Châu Á, các chỉ số trong khu vực đảo chiều tăng trước báo cáo rằng Iran cho biết các lệnh trừng phạt Mỹ nghĩa là “đóng cửa ngoại giao giữa 2 nước vĩnh viễn", khiến nhà đầu tư đi tìm nơi trú ẩn.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,87% trước các cuộc đàm phán Trump-Tập Cận Bình. Vấn đề phức tạp là động thái từ công ty vận tải Hoa Kỳ FedEx (NYSE: FDX) sáng nay nhằm kiện Bộ Thương mại Hoa Kỳ về các hạn chế xuất khẩu đối với Huawei, trước sự chỉ trích của các quan chức Trung Quốc vào thứ Hai về cách công ty này gần đây đã xử lý sai việc giao hàng đối với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số chuẩn của Trung Quốc đã giảm về dưới đường 50 DMA, tìm được hỗ trợ trên đường 100 DMa do nó có thể hoàn thành một đáy, được hỗ trợ ở đường 200 DMA.
Nhân dân tệ giảm phiên thứ ba, sau khi cặp USD/CNY tìm được hỗ trợ trên đường 50 DMA và 200 DMA khi có tam giác vàng. Điều này cho thấy nhân dân tệ tiếp tục suy yếu, làm trầm trọng thêm các cuộc đàm phán thương mại.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,15% trước cuộc họp đang được mong chờ giữa Trump và Tập Cận Bình, khi các nhà lập pháp Mỹ đang phải cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với Hồng Kong, khu vực hành chính đặc biệt của nhà nước Trung Quốc, và Trung Quốc đã loại trừ việc thảo luận về vấn đề nhức nhối tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc có lúc giảm 0,22%, đứng thứ 2 sau chỉ số S&P/ASX 200, giảm 0,11%. Chỉ số KOSPI có thể sớm được hưởng lợi từ việc giảm lãi suất sau khi đường cong lãi suất đảo ngược giữa trái phiếu dài hạn của Hàn Quốc và lãi suất qua đêm mở rộng đến mức cao kỷ lục.
Khả năng cao lãi suất giảm sẽ gây hiệu ứng giảm đối với won. Về mặt kỹ thuật, cặp USD/KRW đang tiến gần ngưỡng hỗ trợ đôi ở mức 1.150 - mức cao của năm 2018 và 2019, ngay cả khi đường xu hướng tăng đạt ngưỡng ngưỡng này. Đường 50 DMA đang trên bờ vực vượt đường 200 DMa, hình thành chữ thập vàng.
Trong khi đó, cùng với các vấn đề thương mại hiện tại, Bloomberg cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra thất vọng về hiệp ước quốc phòng sáu thập kỷ với Nhật Bản, coi đó là không công bằng đối với Hoa Kỳ.
Tài chính toàn cầu
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm từ mức cao kỷ lục do quan ngại về nền kinh tế chậm lại. Chỉ số Russell 2000 giảm 1,17%, giảm dưới đường 20 DMA do thiếu niềm tin vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đồng thời nhà đầu tư cũng gia tăng cảnh giác do chỉ số Russell đại diện cho rủi ro.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu tiếp tục giảm, có thể do tâm lý từ bỏ rủi ro cùng việc giảm lãi suất đang được định giá trên thị trường. Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu 10 năm giảm, hoàn thành động thái trở lại đối với một lá cờ giảm.
Sau 4 nỗ lực, Bitcoin đã có thể tăng lên trên ngưỡng $11.000, dao động quanh ngưỡng $11.400 vào giữa phiên Châu Âu.
Đối với các tài sản trú ẩn, vàng tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013, sau khi hoàn thành một cây đáy lớn của mô hình đỉnh đầu vai, tạo ra xu hướng tăng.
Đồng yên cũng tăng, được hưởng lợi nhờ quan điểm táo bạo của Ngân hàng trung ương Nhật so với xu hướng nới lỏng chính sách trên toàn cầu cùng quan điểm ôn hoà của Fed. Về mặt kỹ thuật, cặp USD/JPY tiếp tục giảm sau khi cắt dưới đường xu hướng tăng dài hạn kể từ tháng 6/2016 khi đường 50 WMA cắt dưới đường 200 WMA.
Giá dầu giảm phiên thứ 3 do quan ngại nhu cầu toàn cầu cầu, cùng bất ổn về việc tiếp tục cắt giảm nguồn cung của các nước sản xuất dầu OPEC+, bù đắp cho lượng dầu ở Iran. Về mặt kỹ thuật, giá đã tìm được kháng cự ở đường 200 DMA, bảo vệ đường xu hướng giảm kể từ ngày 23/4.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá