- Thị trường Châu Âu giảm, hợp đồng tương lai Mỹ dao động sau khi phiên Châu Á chỉ đạt khối lượng thấp
- Lãi suất trái phiếu Mỹ giảm, USD hồi phục
- Dầu tiếp tục tăng trước lệnh cấm vận Iran nhưng các yếu tố cơ bản đưa ra câu chuyện khác
- Ngân hàng Nhật, Ngân hàng Canada, Ngân hàng Nga, Riksbank của Thuỵ Điển và Ngân hàng Indonesia dự kiến công bố chính sách tiền tệ trong tuần này.
- Dữ liệu IFO của Đức được công bố ngày thứ Tư.
- Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật gặp các lãnh đạo liên minh Châu Âu ngày thứ Năm trước khi bay sang Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump.
- GDP Mỹ Quý đầu sẽ được công bố ngày thứ Sáu, là manh mối về việc nền kinh tế phản ứng đối với việc đóng cửa Chính phủ và thị trường Quý 4 như thế nào.
- Twitter (NYSE:TWTR) dự kiến công bố kết quả kinh doanh trước khi thị trường mở cửa ngày thứ Ba, dự kiến EPS đạt $0,06 so với cùng kỳ năm ngoái là $0,09. Công ty này sẽ sớm hưởng lợi từ nỗ lực tăng tính minh bạch và trải nghiệm người dùng gần đây.
- Snap (NYSE:SNAP) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa hôm nay với EPS đạt $-0,22 và doanh thu 305,5 triệu USD. Công ty này tự đặt ra mức cao về số lượng người dùng và các chỉ số chính khác.
- Microsoft (NASDAQ:MSFT) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ Tư, với EPS đạt $1 so với mức $0,95 cùng kỳ năm ngoái.
- Facebook (NASDAQ:FB) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ Tư, với EPS đạt $1,65, thấp hơn so với mức $1,69 cùng kỳ năm ngoái.
- Amazon (NASDAQ:AMZN) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ Năm, với EPS đạt $4,61 so với mức $3,27 cùng kỳ năm ngoái.
- Các ngân hàng Châu Âu sẽ bắt đầu công bố báo cáo, gồm Deutsche Bank (DE:DBKGn), UBS(NYSE:UBS), Barclays (LON:BARC), Credit Suisse (SIX:CSGN) và Swedbank (ST:SWEDa).
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,1% đạt mức cao nhất trong hơn 3 tuần, phiên tăng đầu tiên trong gần 4 tuần.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1246.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 111,88/USD, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh tăng ít hơn 0,05%.
- MSCI tiền tệ thị trường mới nổi giảm ít hơn 0,05%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,58%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,04%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,212%.
- Chênh lệch Lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 2,395%, mức cao nhất trong gần 8 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg tăng ít hơn 0,05% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá dầu Brent tăng 0,6% lên $74,46/thùng, mức cao nhất trong gần 6 tháng.
- Giá đồng LME giảm 0,8% xuống $6.426,50/mét tấn, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá vàng giảm 0,2% xuống $1.272,95/ounce, mức thấp nhất trong gần 4 tháng.
Sự kiện chính
Thị trường chứng khoán ở Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm sáng nay, cùng diễn biến trái chiều trên thị trường Châu Á.
Hợp đồng SPX giảm sau khi hồi phục từ mức giảm vào cuối phiên Châu Á, tăng rủi ro tạo đỉnh đôi trong đà tăng ngày hôm qua.
Chỉ số STOXX Europe 600 dừng đà tăng trong 7 phiên, đi theo diễn biến giảm ở Mỹ do dữ liệu một số ngành đáng thất vọng. Ngược lại, các công ty năng lượng cải thiện nhờ giá dầu tăng 2,5% cùng thông báo của Nhà trắng ngày thứ 2 rằng họ sẽ rút lại miễn trừ đối với một số quốc gia đối với dầu Iran. Thông tin này giải thích đà tăng mạnh đối với chỉ số Châu Âu, cùng với nỗ lực của các chỉ số Mỹ ngày hôm qua.
Trong đầu phiên Châu Á, khối lượng giao dịch dưới ngưỡng trung bình 30 ngày trước kỳ nghỉ lễ kéo dài của Nhật. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 0,19% trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,14% và chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,51%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc vượt trội so với các chỉ số khác trong khu vực, tăng mạnh 0,95%.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên thứ Hai, thị trường Mỹ đã tăng mặc dù khối lượng giao dịch thấp, giá đạt ngưỡng đóng cửa cao nhất kể từ 3/10 trước các báo cáo kết quả kinh doanh.
Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,1%, với diễn biến các ngành trái chiều. Năng lượng tăng 2,11% nhờ giá dầu tăng, giúp chỉ số chung nằm trong sắc xanh. Dịch vụ công nghệ thông tin đứng thứ 2, tăng 0,45%. Ngành bất động sản giảm 1,1% do dữ liệu doanh số bán nhà hiện hữu đáng thất vọng, giảm 4,9% trong tháng 3 so với mức giảm 3,8% như dự báo. Về mặt kỹ thuật, chỉ số SPX đóng cửa thấp hơn 0,77% so với ngưỡng kỷ lục ngày 20/9.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,18%, xoá sạch mức tăng ngày thứ 5, đẩy chỉ số cách 1,01% so với ngưỡng cao kỷ lục ngày 2/10.
Chỉ số NASDAQ Composite vượt trội, tăng 0,22%, cách 1,15% so với ngưỡng cao kỷ lục ngày 29/9.
Chỉ số Russell 2000 giảm 0,49%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số này giảm xuống mức thấp nhất kể từ 9/4, tăng khả năng đảo chiều đỉnh đôi.
Lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm nỗ lực duy trì ngưỡng cao theo tháng, sau khi cây nến shooting star thứ Tư tuần trước xác nhận đường kháng cự ở đáy của kênh giao dịch từ 31/1-11/3.
USD hồi phục từ đợt bán tháo trong 2 phiên, về hướng đỉnh của kênh tăng.
Mặt khác, lãi suất trái phiếu Châu Âu giảm cùng với euro.
Kết quả báo cáo kinh doanh từ các công ty công nghệ lớn nhất (chi tiết theo dõi ở dưới) dường như chiếm trọn mối quan tâm của nhà đầu tư trong tuần này, cùng số liệu GDP Mỹ quý 1 công bố ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ vẫn là chất xúc tác chính cho thị trường chứng khoán. Giọng điệu ôn hoà của Fed gần đây vẫn hỗ trợ giá cổ phiếu toàn cầu.
Trên thị trường hàng hoá, giá dầu hôm qua đã hoàn thành mô hình cờ, đóng cửa ở mức $67. Nó có thể báo hiệu động thái quay trở lại để kiểm nghiệm độ chính xác của mô hình và xu hướng tăng sắp tới.
Theo quan điểm cơ bản, Trung Quốc vẫn kiên quyết chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu Iran và các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng giá sẽ không tăng bất chấp lệnh cấm.
Tin tiếp theo
Báo cáo lợi nhuận
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá