- Các vấn đề tài chính của Ý dấy lên lo ngại về khả năng Italiexit bao phủ lên ảnh hưởng của USMCA lên cổ phiếu
- USD kéo dài đà tăng
- Giá dầu WTI tăng lên mức cao kỷ lục trước quan ngại về nguồn cung
- Thủ tướng Anh Theresa May sẽ tham gia hội nghị đảng Tory tại Birmingham vào thứ Tư.
- Số liệu việc làm của Mỹ trong tháng 9 sẽ công bố vào thứ Sáu.
- Cũng trong thứ Sáu, chính sách tiền tệ của ngân hàng dự trữ Ấn Độ sẽ được quyết định.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,5%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0,3%
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 1,4% xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,7% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong 4 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,27%, đạt mức cao nhất trong gần 1 tháng.
- Đồng euro giảm 0,4% xuống $1,1532, đạt mức thấp nhất trong 6 tuần, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Bảng Anh giảm 0,4% xuống $1,2996, mức yếu nhất trong hơn 3 tuần.
- Yên Nhật tăng 0,2% lên 113,72/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuôgns 3,06%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức giảm 3 điểm cơ bản xuống 0,44%, mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng 4 điểm cơ bản lên 1,552%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn của Ý tăng 12 điểm cơ bản lên 3,421%, mức cao nhất trong hơn 4 năm.
- Giá dầu WTI tăng 0,5% lên $75,66/thùng, mức cao nhất trong gần 4 năm.
- Giá vàng tăng 0,3% lên $1,192.00/ounce.
Sự kiện chính
Nghi ngại xung quanh kế hoạch tài chính của Chính phủ dân túy tại Italy sáng hôm nay đã bao phủ lên Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada được ký kết trong ngày hôm qua, theo đó hiệp định NAFTA mới này sẽ đưa nhà đầu tư vào vị thế phòng thủ. Cổ phiếu Châu Âu cũng như là hợp đồng tương lại tại S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đều chình trong sắc đỏ, tương tự trước đó ở phiên Châu Á. Trong khi đó USD tiếp tục tăng so với những đồng tiền chính khác ngoại trừ so với JPY.
STOXX Europe 600 chịu ảnh hưởng từ những lo lắng diễn biến chính trị bất ổn tại Italy - quốc gia lớn thứ 3 trong số thành viên EU và đóng góp tới 14% trong tổng ngân sách chung của 28 nước. Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần sau khi người đứng đầu ngân sách Italy tại EU dấy lên nghi ngại về quốc gia này sẽ rời khỏi liên minh bằng việc chia sẻ kế hoạch tự giải quyết vấn đề tài chính bằng đồng tiền riêng.
Trái phiếu Italy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão chính trị, kéo dài phiên bán tháo lên đến ngày thứ 4 và đẩy lãi suất trái phiếu 10 năm lên mức cao nhất kể từ tháng 3 2003.
Trước đó, trong phiên giao dịch châu á, cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hang Seng Hồng Kông có kết quả không khả quan khi mà nhà đầu tư mới quay lại sau 1 cuối tuần dài. Cả 2 sàn S&P/ASX 200 của Úc và KOSPI của Hàn Quốc đều đóng phiên trong sắc đỏ.
Tình hình tài chính toàn cầu
Tâm lý risk-off đang lan rộng trên thị trường toàn cầu hôm nay phản ánh đúng về một thị trường suy yếu đang kéo dài tuy nhiên đã bị bỏ qua một bên do tin tức từ hiệp định thương mại thành công USMCA ngày hôm qua. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nay lại quay về tâm điểm sau khi lực lượng hàng hải 2 quốc gia chạm chán nhau tại Quần đảo biển Đông trong sớm hôm nay.
Cùng lúc đó, tranh luận chính trị căng thẳng về ứng viên Tòa án Tối cao được Tổng thống Trump đề cử Brett Kavanaugh có thể sẽ có hậu quả trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 cũng như là đến tiến trình nghị sự của Nhà Trắng, từ đó bất ổn thị trường có thể sẽ kéo dài. Trong phiên giao dịch tại Mỹ hôm thứ Hai, cổ phiếu kết thúc trái chiều. Cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trong khi các cổ phiếu vốn hóa nhỏ lại giảm nhiều nhất kết từ tháng 7 sau khi hiệp định USMCA được công bố. Đồng bạc xanh tăng so với loonie của Canada và peso của Mexico, nhưng lại giảm so với các đồng tiền khác.
Trong khi S&P 500 và trung bình công nghiệp Dow Jones đóng phiên ở mức cao hơn, nhưng hầu hết các cổ phiếu đều nằm trong khu vực tiêu cực. Cổ phiếu Blue-Chip có kết quả tốt nhất, đứng đầu là đại gia Boeing (NYSE:BA). General Electric (NYSE:GE) tăng mạnh sau khi công ty thay thế vị trí điều hành, và Tesla (NASDAQ:TSLA) cũng vượt lên với thông tin CEO Elon Musk đã đạt được thỏa thuận với nhà hành pháp.
Tổng quan, SPX tăng 0,36%, phần lớn nguyên nhân do ngành năng lượng tăng 1,39% sa khi giá dầu đạt đến $76/thùng - mức cao nhất trong vòng gần 4 năm.
Theo sau đó, nguyên vật liệu tăng 1% và công nghiệp tăng 0,88% nhờ hiệp định USMCA có thể thúc đẩy xuất khẩu. Cổ phiếu bất động sản giảm 0,77%.
Dow tăng 0,73%, khi công ty đa quốc gia là người hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định thương mại mới. Chỉ số công nghiệp đóng cửa ở mức giảm 0,35% so với đỉnh trước đó. Về mặt kỹ thuật, chỉ số A-D cho thấy sự phân kỳ tiêu cực khi không thể theo xu thế tăng giá.
Sau khi đánh mất mức tăng 0,75%, NASDAQ Composite đóng phiên ở mức giảm 0,11% tương đương với khoảng kém 1% so với đỉnh hôm 30/08.
Russell 2000 cũng không có kết quả tích cực, giảm 1,35% khi nhà đầu tư chuyển hướng khỏi cổ phiếu vốn hóa nhỏ sang cổ phiếu vốn hóa lớn. Công ty nội địa niêm yết trên Russell cung cấp một chỗ trú ẩn lý tưởng cho nhà đầu tư khi mà diễn biến thương mại đang bất ổn.
Chỉ số USD tăng trong 5 ngày liên tiếp giữa tâm trạng risk-off đang bao phủ thị trường. Về mặt kỹ thuật, USD cần phải cắt bên trên đường xu thế tăng kể từ tháng 5. Nó đang cố gắng để kéo dài đà tăng sau khi cắt phía bên trên đường xu thế giảm ngắn hạn kể từ giữa tháng 8.
Trong khi đó rupiah của Indonesia giảm dưới 15,000/USD lần đầu tiên kể từ năm 1998 sau khi số liệu lạm phát thấp hơn dự báo.
Ở thị trường dầu, dầu WTI giữ mức giá trên $75, mức cao nhất trong vòng gần 4 năm khi mà đào dầu tại Mỹ bị cắt giảm để thêm vào bổ sung lượng thiếu hụt từ Iran và Venezuela. Đặc biệt, các biện pháp trừng phạt từ Mỹ nhằm vào xuất khẩu dầu Iran sẽ tiếp tục khiến giá dầu gia tăng.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá