- Thoả thuận thương mại không tiến triển, quan ngại nền kinh tế chậm lại khiến hợp đồng tương lai Mỹ, thị trường Châu Âu giảm
- Chỉ số S&P 500 futures củng cố đường kháng cự ở ngưỡng 2.800
- Morgan Stanley dự báo lãi suất trái phiếu giảm, cảnh báo thị trường chứng khoán
- Cổ phiếu GE giảm sau khi CEO đưa ra tín hiệu về dòng tiền âm năm 2019
- Ngân hàng Canada dự kiến giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày thứ 4 do bất ổn kéo dài về thị trường nhà ở và đầu tư, mặc dù Thống đốc Stephen Poloz vẫn cho rằng chi phí vay vẫn cần tăng.
- Các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng trung ương Châu Âu dự kiến lgiữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày thứ 5 trong bối cảnh triển vọng kinh tế giảm. Thủ tướng Mario Draghi sẽ tổ chức hội nghị sau quyết định.
- Báo cáo việc làm Mỹ sẽ công bố ngày thứ 6 cho thấy việc làm giảm trong tháng 2. Bảng lương phi nông nghiệp dự báo tăng 185.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm 3,9%.
- Chỉ số STOXX 600 tăng 0,1%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng ít hơn 0,05%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,2% lên 7.196,54.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,1% lên mức cao nhất trong tuần.
- Chỉ số USD tăng ít hơn 0,5%, đạt mức cao nhất trong gần 3 tuần, phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
- Đồng euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,1306, mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Bảng anh giảm 0,3% xuống $1,3142, đạt mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 111,81/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,71%, mức thấp nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,15%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của anh giảm 2 điểm cơ bản xuống 1,268%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật giảm 1 điểm cơ bản xuống -0,004%.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,1%.
- Giá dầu Brent giảm 0,6% xuống $65,49/thùng.
- Giá đồng LME giảm 0,2% xuống $6.465,00/mét tấn.
- Vàng tăng 0,1% lên mức $1.289,35/ounce
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm sáng nay sau một phiên trái chiều trên thị trường Châu Á do thoả thuận thương mại Mỹ-Trung không tiến triển cùng quan ngại nền kinh tế đang chậm lại.
Chỉ số STOXX Europe 600 giảm do nhà sản xuất ô tô mặc dù ngành hàng gia dụng giúp chỉ số giảm bớt đà giảm.
Sau 3 giờ tăng liên tiếp, hợp đồng tương lai Mỹ giảm giờ thứ 4, với hợp đồng tương lai chỉ số SPX đạt mức cao 2788,62 vào lúc 3:13 EST trước khi ngưỡng tâm lý 2.800 đã giữ bên mua trong 7 phiên vừa qua.
Vào đầu phiên châu Á, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,57%, vượt trội so với các chỉ số cùng khu vực do nhà đầu tư mua khi Chính phủ Trung Quốc thông báo về các biện pháp kích thích mới, trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 0,6%. Ngành hoá chất, dầu và nhựa, xây dựng tàu thuỷ và cao su bị bán tháo, gây áp lực lên chỉ số Nikkei. Đồng yen mạnh hơn trong phiên cũng gây áp lực lên giá hơn.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên Mỹ hôm qua, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,11% xuống dưới ngưỡng tâm lý với ngành công nghiệp giảm 0,64%, và ngành nguyên vật liệu giảm 0,47% - 2 ngành nhạy cảm nhất với thương mại, làm lu mờ đà tăng trong ngành dịch vụ viễn thông, tăng 0,63%. Các nhà đầu tư đã đặt câu hỏi cho các báo cáo gần đây về thỏa thuận Mỹ-Trung sắp tới và tập trung vào các chi tiết cụ thể. Cùng với việc thị trường đang hoài nghi: một báo cáo của người dẫn chương trình nổi tiếng của CNBC Mad Money, Jim Cramer, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể lợi dụng nền kinh tế suy yếu của Trung Quốc để gây sức ép buộc Trung Quốc phải cân bằng lợi ích của Mỹ, do đó bỏ qua nhu cầu ngay lập tức về sự ổn định thương mại. Bên cạnh đó, chúng tôi đã cảnh báo về các tác động tiềm ẩn của cuộc đàm phán thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại kể từ giữa năm ngoái.
Có một thông tin tích cực hơn, dữ liệu doanh số bán nhà và chỉ số PMI dịch vụ giúp SPX giảm thiệt hại trước đó vào giữa phiên. Tuy nhiên, không lâu trước khi chỉ số giảm, CEO Larry Culp của GE (NYSE:GE) đã cảnh báo “dòng tiền tự do của công ty năm 2019 có thể sẽ âm".
Cổ phiếu đầu ngành điện giảm 7,71% sau lời cảnh báo của Culp, đóng cửa giảm 4,72%. Về mặt kỹ thuật, bên mua ngắn hạn kể từ đáy tháng 12 đang cắt bên bán trung và dài hạn, được mô tả bằng đường 200 DMA (màu đỏ).
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm phiên thứ 4. Tuy nhiên, ngưỡng cao của kênh tháng 2 được hỗ trợ bởi đường 50 DMA đã trở thành đường hỗ trợ, đẩy năng suất ra khỏi mức thấp, nơi chúng tạo thành một cái búa (hammer). Nhu cầu gia tăng gần đây báo hiệu thị trường đang phòng thủ, khiến các nhà phân tích của Morgan Stanley (NYSE: MS) dự báo rằng lãi suất sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 2,35% vào cuối năm nay. Chúng tôi dự kiến trái phiếu sẽ tiếp tục tăng, đẩy lãi suất giảm sâu hơn. Tuy nhiên, mức tăng 3 phiên tuần trước khiến mô hình thất bại, làm phức tạp hoá mô hình.
Do lãi suất trái phiếu hồi phục, USD giảm xuống lần đầu tiên trong 6 phiên, từ bỏ các mức cao trong phiên - mặc dù đồng bạc xanh liên tục dao động giữa tăng và giảm.
Bảng Anh giảm phiên thứ 5 liên tiếp trước quan ngại gia tăng vì kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May có thể bị thất bại trước Nghị viện. Về mặt kỹ thuật, giá đang điều chỉnh trong xu hướng tăng trung hạn.
Đô la Úc giảm sau dữ liệu GDP suy yếu làm dấy lên đồn đoán về việc cắt giảm lãi suất và quan ngại nền kinh tế toàn cầu chậm lại.
Giá dầu WTI giảm sau báo cáo hàng tồn kho tăng cao hơn dự báo, tăng khả năng tạo đỉnh ngắn hạn. Nhìn chung, các cảnh báo mới về tình hình kinh tế Trung Quốc có thể gây áp lực lên thị trường, chống lại hiệu ứng tăng giá của việc cắt giảm nguồn cung do Ả rập chủ mưu gần đây.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá