- Hợp đồng tương lai giao động khi chứng khoán Châu Âu giữ được khu vực tích cực giữa căng thẳng thương mại
- Hội nghị APEC kết thúc mà không có tuyên bố chung nào lần đầu tiên sau khi Mỹ nhằm vào Trung Quốc về vấn đề thương mại
- Dầu tăng cao hơn trong ngày thứ tư
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ thảo luận các yêu cầu của Chính phủ từ chối dự trữ dư thừa và nới lỏng các chỉ tiêu thanh khoản đối với người cho vay vào thứ 2.
- Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney sẽ xuất hiện trước Quốc hội Anh ngày thứ 3.
- Thị trường Mỹ sẽ có kỳ nghỉ ngắn ngày thứ 5 và bắt đầu mùa mua sắm trong ngày Black Friday.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,5%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 Index không thay đổi ở mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số FTSE MIB của Ý tăng 0,5%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 0,2% lên ngưỡng cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm ít hơn 0,01%.
- Đồng euro giảm 0,1%, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,2863.
- Yên Nhật giảm ít hơn 0,05% xuống 112,85/USD.
Sự kiện chính
Cổ phiếu toàn cầu mở phiên đầy mạnh mẽ trong sáng ngày hôm nay cho dù hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đều giao động khi nhà đầu tư khó thể bỏ qua diễn biến thương mại căng thẳng tiếp diễn.
STOXX Europe 600 hồi phục sau khi giảm 2,2% vào tuần trước với những lo ngại về cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ tướng Anh Theresa May cũng như là khủng hoảng ngân sách Ý. Chăm sóc sức khỏe và xây dựng dẫn đầu đợt tăng với Novartis (SIX:NOVN) tăng 1,9% ngay thời điểm mở phiên sau khi đánh giá của công ty đã được nâng lên thành ‘mua vào’ bởi Goldman Sachs Group. Novo Nordisk (CO:NOVOb) tăng 4,4% sau khi được nâng hạng từ JPMorgan. FTSE 100 giữ nguyên khi nhà đầu tư vẫn tỏ ra cảnh giác với diễn biến Brexit.
Bảng Anh tăng khi thủ tướng May chuẩn bị kêu gọi sự trợ giúp từ các lãnh đạo doanh nghiệp trong thỏa thuận Brexit khi bà đang tỏ ra yếu thế hơn so với sự chống đối từ phía Chính phủ.
Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, chứng khoán có kết quả hỗn hợp sau khi Phó Tổng thống Mike Spence nói tại hội nghị APEC vào thứ Bảy rằng Mỹ kiên định với chính sách thương mại, điều này khiến phía Trung Quốc sẽ chùn chân và mang tới hy vọng đến với nhà đầu tư rằng sẽ có một giải pháp sớm đến. Dẫu vậy, phiên tăng điểm ngày thứ Sáu tại phố Wall đã thúc đẩy thương mại toàn cầu với MSCI Asia Pacific Index tăng 0,07%.
Mặc cho căng thẳng thương mại gia tăng, chứng khoán Trung Quốc lại có một phiên vượt trội so với khu vực khi Shanghai Composite tăng 0,91%. Công ty bất động sản và tài chính đẩy chỉ số tăng cao hơn giữa các chính sách hiện hành và kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Về mặt kỹ thuật, chỉ số vượt lên phía trên kênh giảm kể từ tháng 2 sau khi đã mở rộng trên đường 50 DMA. Cột mốc kỹ thuật tiếp theo đối với nhà đầu tư là 100 DMA nằm trên mức đóng phiên hôm nay.
Pence nhằm vào Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu Trung Quốc nhưng lại gây ảnh hưởng lên 2 nền kinh tế phụ thuộc vào họ là Úc và New Zealand. S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,64% còn Dow Jones New Zealand giảm 0,49%. Diễn biến tương tự, AUD giảm 0,38% còn NZD giảm 0,57%. Về mặt kỹ thuật, NZD sẽ gặp ngưỡng kháng cự ở 200 DMA.
Cùng lúc, thâm hụt thương mại tại Nhật Bản gia tăng trong tháng 10 nhưng xuất khẩu quốc gia hồi phục lại sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa thiên nhiên trong tháng 9. Số liệu từ Bộ tài chính cho thấy xuất khẩu tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 9, xuất khẩu giảm 1,2% so với năm trước đó và là đợt giảm đầu tiên đối với nền kinh tế thứ 3 thế giới kể từ 2016. Nhập khẩu trong tháng 10 năm 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Nikkei 225 nhích lên 0,65%.
Tài chính toàn cầu
Chứng khoán Mỹ kết thúc tuần thấp hơn. Apple (NASDAQ:AAPL) một nhân tố quan trọng trong NASDAQ Composite và D]trung bình công nghiệp Dow Jones trải qua tuần tồi tệ nhất trong vòng 7 tháng. VIX tăng và lãi suất trái phiếu 10 năm rơi xuống đáy kể từ 02/10.
Trong các sàn lớn ở Mỹ, Dow đang có kết quả tốt thứ 2 trong năm nay trong khi Russell 2000 được xem như là đo lường rủi ro thương mại lại đang có kết quả kém hơn và có triển vọng kỹ thuật tệ hại nhất. Điều này cho thấy chế độ risk-off hiện tại đang không được thúc đẩy.
Thực tế, các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ thị trường tăng tiếp diễn. Theo như chuyên gia tư vấn Mỹ, đây là nền kinh tế tốt nhất trong 19 năm với chỉ số niềm tin người dùng cao nhất trong 14 năm. Củng cố bối cảnh kinh tế lạc quan, các công ty vừa công bố kết quả thu nhập tốt nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - mặc dù đó cũng là mùa báo cáo biến động mạnh nhất trong những năm gần đây. Hoạt động giao dịch tại Mỹ có thể giảm trong tuần này trước kỳ nghỉ lễ Tạ Ơn thứ Năm.
Dầu tăng trên $57/thùng ở New York sau khi giảm gần đây vào một thị trường gấu, mặc dù các nhà đầu tư đang quan ngại cho tín hiệu từ OPEC về cắt giảm sản xuất.
Các nhà đầu tư đang đánh giá thị trường chứng khoán và tín dụng cho những dấu hiệu mới của sự biến động trong bối cảnh lo ngại về xung đột thương mại và tăng trưởng thế giới, thách thức bởi lãi suất của Mỹ tăng cao khiến chi phí tài chính cao hơn. Căng thẳng giữa Tập Cận Bình và Pence đã quấy rầy tinh thần lạc quan rằng các mối quan hệ sẽ cải thiện tại các cuộc họp G20 bắt đầu vào tuần tới, khi nhóm APEC không đồng ý về một tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử của nó.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu