- Cổ phiếu toàn cầu giảm do tâm lý nhà đầu tư chuyển sang từ bỏ rủi ro, hợp đồng tương lai NASDAQ bị ảnh hưởng nặng nề nhất
- Lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trên ngưỡng 3%, USD tăng sau khi Fed giữa nguyên lãi suất nhưng ngụ ý sẽ tăng lãi suất từ từ đến cuối năm
- Giá dầu WTI hoàn thành mô hình giảm
- Báo cáo việc làm công bố ngày thứ 6 dự kiến cho thấy thị trường lao động mạnh khoẻ với 192.000 việc làm mới
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tiếp tục với thông tin:
- Barclays (LON:BARC) công bố báo cáo ngày thứ 5 với EPS dự kiến ở mức 0,28 USD và doanh thu ở mức 6,94 tỷ USD
- Berkshire Hathaway (NYSE:BRKa) công bố báo cáo ngày thứ 6 với EPS dự kiến ở mức 3,3 USD và EPS dự kiến ở mức 61,64 tỷ USD
- Chỉ số STOXX 600 giảm 0,5%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0,3%.
- MSCI All-Country World Index giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 1,5% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,3% lên mức cao nhất trong gần 2 tuần.
- Đồng euro giảm 0,3% xuống 1,1629 USD, mức thấp nhất trong gần 5 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,4% xuống 1,3072 USD, mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- Yên Nhật giảm ít hơn 0,05% xuống 111,71/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,99%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức không đổi ở mức 0,48%, mức cao nhất trong 7 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,37%, mức cao nhất trong 7 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm ít hơn 0,05%.
- Giá dầu WTI tăng ít hơn 0,05% lên 67,69 USD/thùng.
- Giá đồng LME giảm 0,2% xuống 6157,50 USD/mét tấn, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá vàng tăng 0,2% lên 1218,10 USD/ounce.
Sự kiện chính
Nhà đầu tư toàn cầu giảm tỷ lệ trên các sàn trong phiên hôm nay trong bối cảnh có những mối quan ngại thương mại mới. Hợp đồng tương lai Mỹ phản ánh tâm lý từ bỏ rủi ro trên diện rộng với chỉ số NASDAQ 100 dẫn đầu đà giảm, theo sau là chỉ số Dow và S&P 500.
Chỉ số STOXX 600giảm thấp hơn ở phiên thứ 2 liên tiếp, giảm 0,24% khi mở cửa và sau đó tiếp tục giảm sâu hơn đến 0,89% tính đến 10.30 am GMT.
Mối đe doạ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng các quy định thuế quan đối với hơn 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc cùng việc Trung Quốc cam kết sẽ trả đũa khiến tâm lý nhà đầu tư bất ổn trong suốt phiên giao dịch Châu Á trước đó.
Chỉ số TOPIX của Nhật chìm trong sắc đỏ, giảm 1%. Về mặt kỹ thuật, phiên giảm này càng xác nhận xu hướng giảm kể từ mức cao ngày 21/5. Mặt khác, giai đoạn tích luỹ kể từ ngày 27/7 đưa ra khả năng của mô hình cờ tăng, sau khi giá hồi phục 6% từ mức thấp ngày 5/7 ở ngưỡng 1670,00.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 3,45%, tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua trong dịp giảm, khiến chỉ số giảm thiệt hại, kết phiên chỉ còn giảm 2,16%. Tuy nhiên, tổng thiệt hại cả 2 phiên gần đây là 4% còn thiệt hại 6 trong 7 phiên gần đây giảm khoảng 5%, xoá sạch nỗ lực tăng 4,85% trong 3 phiên trước đó – mức tăng mạnh nhất trong 2 năm. Về mặt kỹ thuật, nhịp hồi phục từ mức thấp hôm nay xác nhận đường hỗ trợ của mô hình Three Advancing White Soldiers.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,21%, với tổng thiệt hại trong 4 phiên là 4%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số cho thấy phiên bứt phá giảm tới giai đoạn tích luỹ kể từ 26/6 khi nó đạt đến ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái và tiếp tục kéo dài xu hướng giảm kể từ 20/1, ở dưới ngưỡng 33.500 và đưa ra đáy thấp hơn.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,6%, xoá sạch đà tăng trong 5 phiên trước đó. Về mặt kỹ thuật, nó đã xuyên thủng đáy của một tam giác đối xứng, giảm xuống mức thấp mà cách 14% so với mức cao kỷ lục ngày 29/1 nằm trên ngưỡng 2600 - mà đã hình thành mô hình đỉnh đầu vai trải dài trong suốt 11 tháng. Tuy nhiên, chỉ với việc xuyên thủng 0,3% và đóng cửa dưới tam giác 0,14%, nhà đầu tư nên cẩn trọng với bẫy giảm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc xác nhận xu hướng, có diễn biến tốt nhất trong các chỉ số ở khu vực, chỉ giảm 0,55% với tổng thiệt hại trong 2 phiên là 0,62%.
Tình hình tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch Mỹ, chỉ số S&P 500 giảm 0,1% do ngành năng lượng giảm 1,39%, ngành bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm và ngành công nghiệp giảm 1,35%, ngành nhạy cảm nhất đối với các quy định thuế quan thương mại.
Ngành công nghệ tăng nhẹ 0,9% sau 2 phiên bán mạnh kể từ tháng 2 nhờ lợi nhuận cổ phiếu Apple (NASDAQ:AAPL) vượt kỳ vọng đã cân bằng lại thiệt hại do Netflix (NASDAQ:NFLX), Twitter Inc (NYSE:TWTR) và Facebook (NASDAQ:FB) gây ra khi họ công bố kết quả kinh doanh không khả quan trong quý 2. Điều này đã giúp chỉ số NASDAQ Composite tăng 0,46%, chỉ số Mỹ duy nhất đóng cửa trong sắc xanh trong phiên hôm nay.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Hones giảm 0,32% khi nhà đầu tư có xu hướng giảm tỷ lệ đầu tư vào các công ty vốn hoá lớn do căng thẳng thương mại gia tăng do chúng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng. Về mặt kỹ thuật, chỉ số cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ 28/6, đường MACD giảm, và chỉ báo RSI xác nhận động lực cũng đang giảm cùng giá.
Chỉ số Russell 2000 giảm 0,1%. Các công ty vốn hoá nhỏ sẽ được hưởng lợi từ ý kiến của Fed hôm qua về kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ dù ông Trump có chỉ trích việc này gần đây. Trong lịch sử, các công ty vốn hoá nhỏ dự kiến có diễn biến tốt hơn khi Fed tăng lãi suất.
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ dao động quanh ngưỡng tâm lý 3%, và đóng cửa lần đầu tiên trên ngưỡng này kể từ 21/5 trong phiên hôm qua. Động thái này nhờ Fed ngụ ý quyết định giữ nguyên lãi suất trong khi vẫn đưa ra quản điểm rõ ràng sẽ tăng lãi suất từ từ đến cuối năm.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật đạt 0,145%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2017, trước khi giảm xuống do Ngân hàng Nhật chào mua trái phiếu.
USD đi theo diễn biến tăng của lợi suất trái phiếu, tăng 0,23% và tổng mức tăng là 0,58% trong 3 phiên. Điều này khiến chỉ số USD cuối cùng có thể phá vỡ ngưỡng 95,5 khi lệnh bán đang gặp áp lực kể từ ngày 21/6. Đồng USD tăng liên tục gây áp lực lên các loại tiền tệ trên thị trường mới nổi và thị trường chứng khoán do nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các tài sản niêm yết bằng USD.
Bảng anh giảm 0,33% xuống mức thấp trong tuần trước quyết định lãi suất của Ngân hàng Anh, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách dự kiến tăng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm khoảng 2%, đạt mức thấp kỷ lục do Mỹ áp các lệnh trừng phạt trên đất nước khi bỏ tù một công dân Mỹ.
Giá dầu giảm 0,18%, từ bỏ mức tăng 0,5% trước đó sau khi Cơ quan thông tin năng lượng báo cáo bất ngờ có thêm 3,8 triệu thùng trong tuần lên mức 409 triệu thùng. Hàng tồn kho hiện nay chỉ dưới 1% so với mức trung bình 5 năm lần đầu tiên trong năm nay, trước đó nằm dưới 5% mức trung bình một tháng trước đó. Giá WTI cũng được thúc đẩy nhờ USD mạnh hơn.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Stocks
Currencies
Bonds
Commodities