- Thị trường Châu Âu, HĐTL Mỹ tăng sau khi mở cửa sáng nay
- Thị trường Châu Á chậm lại sau khi Mỹ tăng trong phiên ngày thứ 2
- Thị trường chứng khoán Mỹ phá vỡ giai đoạn tích luỹ và tăng điểm
- Chỉ số NASDAQ Composite đạt mức cao kỷ lục mới
- Chỉ số Russell 2000, chỉ số nội địa và gồm các cổ phiếu vốn hoá nhỏ của Mỹ đang dần hạ nhiệt
- Giá dầu tăng nhẹ trước tín hiệu của OPEC rằng sản lượng sẽ tăng
- Công ty Tesla (NASDAQ:TSLA) tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên tại Mountain View, CA vào ngày thứ 3
- Chỉ số PMI khu vực phi sản xuất ISM công bố vào thứ 3. Tăng trưởng tại các ngành công nghiệp dịch vụ Mỹ có thể được cải thiện trong tháng 5 lần đầu tiên trong 4 tháng, cho thấy nền kinh tế đang tăng cường sau khi suy giảm trong quý đầu tiên
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ quyết định lãi suất vào thứ 4
- Cán cân thương mại Mỹ và số liệu GDP của Úc công bố vào ngày thứ 4
- Vào thứ 5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un
- Cũng trong ngày thứ 5, số liệu GDP khu vực Châu Âu theo quý sẽ được công bố.
- Quyết định lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố vào ngày thứ 5.
- Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt đầu vào thứ 6 ở Quebec và diễn ra đến ngày 9/6.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,2%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0,1%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,3%, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,1% lên mức cao nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng ít hơn 0,05% lên mức cao nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số USD giảm ít hơn 0,05%, tích luỹ phiên thứ 4.
- Đồng euro tăng 0,1% lên mức $1,1706, mức mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,3329.
- Đồng yên Nhật tăng ít hơn 0,05% lên 109,80/USD.
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,1% xuôgns 4,5958.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 2 điểm cơ bản xuống 2,92%, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,4%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,297%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Ý tăng 6 điểm cơ bản xuống 2,603%, phiên tăng đầu tiên trong tuần.
Sự kiện chính
Cổ phiếu Mỹ đóng phiên ở mức đỉnh 12 tuần trong ngày thứ Hai, nhưng liệu thị trường có giữ vững được đà tăng trong 3 hôm liên tiếp sau khi phố Wall mở cửa ngày hôm nay? Trong khi nhà đầu tư Mỹ tỏ ra bình tĩnh trước các nguy cơ về chiến tranh thương mại và đưa thị trường bứt phá khỏi tích lũy 14 phiên, thì các chỉ số toàn cầu lại đang vấp phải một đoạn đường gập ghềnh.
Điều này liệu có mang ý nghĩa thị trường Mỹ thực sự hưởng lợi từ thông tin tiêu cực trong thương mại không như những thị trường khác trên thế giới? Hay liệu chúng ta sẽ sớm thấy thị trường Mỹ nối gót thế giới khi phiên giao dịch mở cửa hôm nay?
Diễn biến thị trường có lẽ sẽ không như vậy. Phiên giao dịch Châu Âu mở phiên mở mức giảm nhưng đã bật trở lại, nối tiếp phiên giao dịch sôi nổi ở châu Á. STOXX Europe 600 đang tăng cao theo đà tăng 3 ngày mà đóng góp chính là cổ phiếu ngành ôtô đã chống lưng cho phiên giảm điểm của cổ phiếu ngành viễn thông. Có vẻ như phiên hồi phục của Châu u phần nào đã giúp cho hợp đồng tương lai Mỹ: cụ thể SPX, Dow và NASDAQ 100 đang đồng thời đứng ở khu vực an toàn tại thời điểm viết..
Rạng sáng nay, trong phiên giao dịch Châu Á, TOPIX của Nhật Bản đi ngang mặc dù đã tăng 0,35% khi mở cửa. Thị trường Trung Quốc đã chống đỡ cơn bão đến từ thương mại quốc tế thành công khi Shanghai Composite tăng 0,75% cộng dồn trong 2 ngày đạt 0,95%. Chỉ số đại lục đóng phiên ở mức đỉnh mà không có ngưỡng kháng cự giảm nào.
Tuy nhiên, từ quan điểm kỹ thuật, giá đã dừng lại ở đỉnh ngày 30/5, nơi mà người bán và nhà đầu cơ thường chờ đợi để đẩy giá giảm trở lại. Mức giảm 5,5% kể từ đỉnh ngày 21/5 theo sau là giai đoạn tích luỹ xu hướng tăng từ mức thấp ngày 30/5, đã hình thành một tín hiệu giảm cùng với một cú bứt phá xu hướng.
Nếu chúng tôi tập trung vào những diễn biến lạc quan trên thị trường Trung Quốc và Mỹ, gần như các nhà đầu tư đang trong khu vực nóng nhất của “khu vực chiến tranh thương mại” đã được khuyến khích để có những cuộc tranh chấp ngoại giao.
Cổ phiếu niêm yết trên Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa tăng 0,31%, với tổng mức tăng trong 2 phiên là 2,01%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã đưa ra một cây nến High-wave sau khi dao động hơn 1% giữa tăng và giảm, nhấn mạnh việc xu hướng chưa được xác định. Kể từ khi giá tăng 4%, nó có thể đã có tín hiệu đảo chiều giảm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,25%, với tổng mức tăng trong 3 phiên là 1,25%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,5%, vẫn nằm trong phạm vi dao động hẹp 1% ở phiên thứ 10.
Tình hình tài chính toàn cầu
Diễn biến sôi nổi tại thị trường Châu Á và Châu u hôm nay được cho là bắt nguồn từ phiên tăng điểm ngày hôm qua tại thị trường Mỹ khi chứng kiến S&P 500 tăng 0,45% cộng dồn 2 ngày đạt mức tăng 1,5%. Dẫn đầu thị trường là cổ phiếu Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng 1,14%, trong khi đó cổ phiếu Năng lượng giảm 0,89% cùng với giá dầu cũng tụt sâu hơn. Điều đáng chú ý nhất là cổ phiếu phòng thủ của Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 0,83% vừa đủ bù trừ cho mức giảm 0,8% của một cổ phiếu phòng thủ khác dịch vụ tiện ích. Dường như nhà đầu tư vẫn còn đang do dự.
Về mặt kỹ thuật, nó đưa ra một cú bứt phá tăng khỏi giai đoạn tích luỹ, phá vỡ lực cung – cầu với một mức cao mới, mở rộng xu hướng tăng kể từ đáy ngày 2/4.
Kể cả khi Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones thể hiện một mức tăng mạnh mẽ 0,7% trong 1 ngày và 1,6% trong 2 ngày, thì về mặt kỹ thuật, nó vẫn thể hiện 1 chỉ số chưa lạc quan khi dưới 1,1% so với đỉnh hôm 21/05.
NASDAQ Composite giống với Dow khi tăng 0,7% trong một ngày, nhưng lại vượt qua 30 chỉ số vốn hóa lớn khi tính cộng dồn 2 ngày. Với tổng cộng 2,2% tăng điểm trong 2 ngày, NASDAQ đứng số 1 trong số những chỉ số chính tại Mỹ. Sau khi đóng phiên tại mức đỉnh, chỉ số ngành công nghệ cao hiện tại cũng chỉ thua mức cao nhất ngày 13/03 0,4% thể hiện một sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Cùng lúc đó, chỉ số Russell 2000 lại một lần nữa lập kỷ lục mới. Đây là lần thứ 5 kể từ khi đạt đỉnh vào cuối tháng một. Các công ty nội địa Mỹ được niêm yết với vốn hóa nhỏ đang có những lợi thế nhất định so với những công ty vốn hóa lớn, bởi những lo ngại về chiến tranh thương mại khiến nhà đầu tư do dự hơn với ảnh hưởng của chính sách áp thuế nặng nề lên thị trường toàn cầu. Tổng cộng, chỉ số này đã tăng 15% kể từ mức đáy tháng Hai, cao hơn nhiều nếu so sách với các chỉ số chính tại Mỹ. Trong cùng kỳ thì NASDAQ Composite đứng thứ 2 với mức tăng 14,7% dù đã từng đứng thứ 1 khi cuộc bầu cử tổng thống 2016 diễn ra.
Để nhấn mạnh thêm cho xu hướng chuyển dịch đầu tư trong khi diễn ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cổ phiếu các công ty vốn hóa lớn được niêm yết trên Dow, những công ty phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu chỉ tăng 6,15% so với cùng kỳ. Còn S&P cùng thời gian đó tăng ở mức 8,4%.
Thực tế các công ty nội địa Mỹ đang tăng điểm mạnh mẽ chỉ ra một cách rõ ràng là bất ổn thương mại là trở ngại lớn của thị trường. Ngày hôm qua, Russell đã hã nhiệt, chỉ đạt một mực tăng khiêm tốn ở 0,33% hay 1,2% trong 02 phiên giao dịch gần nhất, thấp hơn so với kỳ vọng.
Tại sao kể cả khi không có bất kỳ bất ổn địa chính trị lớn nào hay sự kiện kinh tế nào diễn ra, đà tăng tại Mỹ lại không thể được tiếp diễn tại các thị trường khác? Có thể lời lý giải cho trường hợp này là những thông tin tích cực ảnh hưởng đến thị trường được tung ra vào hôm thứ Sáu về báo cáo việc làm kéo theo kỳ vọng về tăng trưởng toàn cầu đầu tiên trong cả thập kỷ vừa rồi đã làm hết nhiệm vụ và đã được định giá xong..
Điều này liệu có ý nghĩa rằng nhà đầu tư đang có thời gian để cân nhắc về những rủi ro đang tiềm ẩn trong bóng tối, về một liên minh Italy có thể dẫn đến con đường thoát khỏi EU và về một dự cảm chiến tranh thương mại gia tăng khi lãnh đạo G7 đã có một cuộc họp tại Quebec vào Thứ Sáu để bàn bạc về những biện pháp trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không rút lại những đe dọa áp thuế lên thép và nhôm.
Giá dầu giảm bớt thiệt hại trong ngày thứ 2, sau khi OPEC đưa ra tín hiệu rằng họ có thể nâng giới hạn sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo quan điểm kỹ thuật, giá của hàng hoá này đã giảm xuống dưới đường xu hướng tăng kể từ ngày 11/2 sau khi hoàn thành một tín hiệu giảm, cho thấy giá sẽ còn giảm sâu hơn.
Bitcoin không được hưởng lợi từ những thông tin tích cực ngày thứ 2, khi đồng sáng lập của Apple (NASDAQ:AAPL) Steve Wozniak cho biết ông hi vọng tiền điện tử sẽ trở thành “đồng tiền bản địa” của internet và Toà án thành phố St Petersburg, Nga đã huỷ lệnh cấm sử dụng website truyền thông tiền điện tử Bitcoininfo.ru. BTC đã giảm 0,9% với tổng thiệt hại trong hai phiên là 3,65%. Về mặt kỹ thuật, việc phá vỡ xu hướng giảm cho thấy giá sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá