- Thị trường Châu Á và Châu Âu giảm trong khi chỉ số của Trung Quốc và Hồng Kông đi ngược xu hướng
- Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh thêm vào lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình
- Lạm phát Trung Quốc cho thấy dấu hiệu tăng trưởng chậm dần
- Liệu lạm phát Mỹ có tương tự như Trung Quốc?
- Thị trường Nga tiếp tục giảm do ảnh hưởng của đòn trừng phạt Mỹ
- Giá dầu vượt ngưỡng $66
- Liệu diễn biến dữ liệu CPI của Mỹ có đáng thất vọng như Trung Quốc, khi giảm từ 0,2% theo tháng xuống 0,0% và không đạt mức dự báo tăng lên 2,4% từ mức 2,2% theo năm?
- Biên bản họp chính sách tiền tệ của Fed: liệu có bất kỳ thông tin nào liên quan đến tranh chấp thương mại Mỹ-Trung? Liệu thành viên FOMC, ông Robert Kaplan có thay đổi suy nghĩ rằng vấn đề sẽ không được giải quyết sớm, trái ngược với quan điểm của thị trường?
- Giám đốc điều hành Facebook (NASDAQ:FB), ông Mark Zuckerberg đã trả lời phiên điều trần thứ 2 hôm nay trước Quốc hội Mỹ.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,3%.
- Giá Hợp đồng tương lai S&P 500 Index giảm 0,5%.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,3%, mức giảm nhiều nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,3%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nối giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI Thái Bình Dương giảm 0,1%, mức giảm nhièu nhất trong tuần.
- Chỉ số USD dao động giữa mức tăng 0,05% và giảm 0,14%, và kết phiên ở ngưỡng 89,56, giảm nhẹ 0,02% so với hôm qua.
- euro tăng 0,2% lên $1,2376, mức cao nhất trong 2 tuần.
- Đồng Bảng tăng 0,2% lên $1,4204, mức cao nhất trong 2 tuần.
- Đồng yên tăng 0,2% lên 107,01/USD.
- Lợi suất tín phiếu 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,79%..
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,51%.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,402%.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu giảm vào đầu phiên giao dịch ngày thứ 4 tương tự như thị trường Châu Á, với hầu hết các sàn nội địa đều giảm, trong khi đó lợi suất tín phiệu tăng nhẹ. Giá Hợp đồng tương lai Mỹ bao gồm S&P 500 Futures và NASDAQ 100 cũng đang trên đà giảm. Tuy nhiên, giá hợp đồng tương lai Dow Jones 30 lại đang trong xu hướng tăng vào thời điểm viết bài. Giá USD tiếp tục giảm ngày thứ 5 liên tiếp, trước thông tin về lạm phát và công bố Biên bản họp của FOMC.
Giá hợp đồng tương lai S&P 500 không vượt được ngưỡng kháng cự của đáy mô hỉnh đỉnh đầu 2 vai trong biểu đồ giá 4 giờ.
Tình hình tài chính toàn cầu
Chỉ số STOXX Europe 600 giảm từ mức cao nhất trong 3 tuần, với hầu hết các ngành đều chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, công ty Tesco (LON:TSCO) của Anh diễn biến khá tốt với mức tăng 3,7% sau thông tin lợi nhuận chuỗi siêu thị.
Đà giảm điểm trên diện rộng ngày càng thấy rõ hơn trong phiên Châu Á với hầu hết các mã mở cửa cao hơn nhưng sau đó các sàn đều nhanh chóng giảm điểm, bao gồm TOPIX của Nhật và KOSPI của Hàn Quốc. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc cũng tăng trong phiên, nhưng không giữ được mức tăng và đóng cửa giảm điểm.
Hai chỉ số chính của Trung Quốc lại đi ngược xu hướng này. Chỉ số Shanghai Composite cũng như Hang Seng của Hồng Kông mở cửa tăng điểm và tiếp tục lên cao hơn trong toàn bộ phiên giao dịch. Sự trở lại của cổ phiếu Trung Quốc khá là đáng chú ý do chúng có thể giảm điểm nhiều nhất từ một cuộc chiến thương mại với Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Châu Á.
Phiên giao dịch Trung Quốc rạng sáng nay trở nên hấp dẫn hơn khi Thống đốc Ngân hàng Nhân Dân Trung quốc Yi Gang bổ sung chi tiết thêm về việc Trung Quốc sẽ mở cửa hơn cho nước ngoài đầu tư vào thị trường tài chính vào cuối năm nay theo như những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại diễn đàn Boao ngày hôm qua. Theo tờ báo Wall Street Journal:
Ông Yi đã trình bày trong một diễn đàn bao gồm các chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp được tổ chức vào cuối tháng 6 đề cập đến việc Chính phủ Trung Quốc sẽ loại bỏ các định mức về quyền sở hữu nước ngoài tại Ngân hàng Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu phần lớn cổ phần tại các công ty chứng khoán cũng như bảo hiểm. Hiện tại, mức sở hữu nước ngoài tại các công ty chứng khoán và bảo hiểm Trung Quốc đang được tăng từ mức 49% lên 51 %; tuy nhiên trong vòng 3 năm tới, định mức sở hữu này sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ.
Thất bại trong nỗ lực tăng điểm thị trường Mỹ vào phiên thứ Ba có lẽ đang dần cho thấy sự mất kiên nhẫn từ phía các nhà đầu tư. Phiên tăng điểm vào hôm qua phần nào giúp các nhà đầu tư giảm thiểu lỗ sau 02 phiên giảm điểm trước đó bắt nguồn từ thông tin tiêu cực về leo thang căng thẳng thương mại và FBI tiến hành khám xét nhà của luật sư riêng Tổng thống Donald Trump. Câu hỏi là tiếp theo diễn biến của thị trường thế giới sẽ như thế nào?
Không thiếu những thông tin tiêu cực đẩy các nhà đầu tư vào tâm lý thận trọng hơn. Đầu tiên là cuộc điều tra liên tục về việc Tổng Thống Donald Trump thông đồng với Nga hay việc sử dụng trái phép quỹ chiến dịch của luật sư. Thêm vào đó là khả năng quân đội Mỹ tấn công Syria sau những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn của Mỹ dành cho Nga - đồng mình của Syria. Nghi ngờ về khả năng chiến tranh lạnh bùng lên đã đẩy thị trường tài chính Nga đi xuống cùng với việc bán tháo hàng loạt tài sản như trái phiếu, cổ phiếu và đồng rúp hôm nay.
Cuối cùng, tình trạng lạm phát của Mỹ cũng ngày càng được quan tâm hơn và sẽ có kết luận vào cuối ngày hôm nay khi chỉ số CPI tháng mới được công bố.
Liệu lạm phát có tương quan tích cực với dữ liệu chỉ số giá sản xuất và tăng hơn dự kiến? Nỗi sợ hãi Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn là nguyên nhân cho đợt bán tháo lần này sau đợt bán hồi cuối tháng 1. Chỉ số CPI dự kiến tăng 2,4% tháng 3 năm nay so với năm ngoái, trong khi lạm phát lõi, chỉ số không bao gồm biến động giá thực phẩm và nhiên liệu, dự kiến tăng 2,1%.
Sáng nay, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tăng 3,1% trong tháng 3, giảm từ mức 3,7% theo năm trong tháng 2. Đồng thời, chỉ số CPI giảm từ 2,9% trong tháng 2 xuống 2.1%, không đạt mức dự báo 2,6%. Chỉ số CPI lõi, không bao gồm biến động giá thực phẩm và nhiên liệu giảm từ 2,5% trong tháng 2 xuống 2,0%.
Tất cả điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế Châu Á đang chậm lại. Tuy nhiên, điều này có thể không phản ánh một sự phát triển tiêu cực, nếu nó đưa Trung Quốc đến một cuộc đàm phán thuận lợi hơn với Mỹ.
Chỉ số USD dao động giữa mức tăng 0,05% và giảm 0,14%, và kết phiên ở ngưỡng 89,56, giảm nhẹ 0,02% so với hôm qua. Trong khi chỉ sốd USD tìm được ngưỡng kháng cự ở ngưỡng 90+, cho thấy nó đang hình thành một đáy Tam giác tăng. Nếu đường xu hướng tăng từ giữa tháng 2 giữ vững, chỉ số USD có thể phá vỡ ngưỡng này và tiến lên mốc 91,00.
Giá dầu mỏ WTI giảm trong hôm nay, nhưng vẫn vượt ngưỡng $66.
Giá nhôm tăng phiên thứ 5 liên tiếp, tiến đến ngưỡng đóng cửa cao nhất kể từ tháng 1, sau thông tin một vài sàn trao đổi hàng hoá chính nói rằng họ sẽ ngừng nhận kim loại từ Rusal (MCX:RUAL) sau các biện pháp trừng trị mới của Mỹ lên Nga. Về mặt kỹ thuật, giá phải vượt ngưỡng 2290,50 thiết lập ngày 29/12 để trở lại xu hướng tăng.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Ngoại tệ
Trái phiếu
Hàng hoá