- Tất cả chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm tính đến nay
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích diễn biến kém do lãi suất trái phiếu thu hút nhà đầu tư
- Nhà đầu tư cổ phiếu tiếp tục tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh, bỏ qua rủi ro địa chính trị
- Tất cả thị trường, cả thị trường dầu đều không phản ứng đối với thông tin về thoả thuận Iran
- Kết quả kinh doanh Q1/2018 đạt mức tốt nhất kể từ Q3/2011
- Chỉ số S&P 500 hoàn thành Tam giác đối xức, trong khi vượt đường 100 DMA
- Lãi suất trái phiếu dự kiến tiếp tục tăng
- Chỉ số VIX vẫn tiếp tục tăng so với ngưỡng năm 2017
Chứng khoán Mỹ chuyển biến tích cực trong năm
Ngoại trừ chỉ số NASDAQ Composite giảm nhẹ trong tuần, giảm 0,05% thứ 6 tuần trước, tất cả các chỉ số chính của Mỹ đã tăng, trong đó chỉ số Dow tăng 0,37%, chỉ số S&P 500 tăng 0,17%, chỉ số Russell 2000 tăng 0,19%. Đây là tuần tăng đầu tiên đối với chỉ số Dow và S&P trong 3 tuần.
Đối với chỉ số gồm nhiều mã công nghệ như NASDSAQ hay nhiều công ty vốn hoá nhỏ không bị luật thuế quan của Tổng thống Trump gây ảnh hưởng như Russell 2000, đây là tuần tăng thứ 2 liên tiếp của chúng. Đối với chỉ số S&P 500, Dow và Russell 2000, đây là diễn biến tốt nhất trong 10 tuần mặc dù đối với NASDAQ, đây chỉ là diễn biến tốt nhất trong 6 tuần.
Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 2,45% trong tuần; chỉ số NASDAQ Composite tăng 2,75% và chỉ số Russell 2000 tăng 2,6%.
Liệu có phải bên mua đã trở lại thị trường? Một vài dấu hiệu cả về kỹ thuật và cơ bản đã cho thấy thị trường Mỹ đã hoàn thành đáy, ít nhất là cho đến bây giờ.
Các mốc quan trọng của chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 tăng 2,4% trong tuần nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu Năng lượng tăng 3,9% do giá dầu WTI vượt $70 lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014. Cổ phiếu ngành Tài chính đứng thứ 2 với mức tăng 3,63% sau khi trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng tâm lý 3% lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2013, tuy nhiên đóng cửa giảm 3 điểm cơ bản ở mức 2,97%. Lãi suất trái hiếu tăng cho thấy kkả năng lãi suất cũng sẽ tăng, khiến biên lợi nhuận ngân hàng tăng và lợi nhuận cao hơn.
Để hoàn thành bức tranh tăng giá, hai ngành duy nhất trong sắc đỏ là các ngành phòng thủ Dịch vụ tiện ích đã giảm 2,19%, ngành có lãi suất ít hấp dẫn hơn so với lãi suất trái phiếu và ngành Hàng tiêu dùng thiết yếu giảm 0,3%.
Chú ý mối tương quan nghịch trong biểu đồ ở trên giữa hai loại tài sản. Do đó, khi lãi suất trái phiếu giảm từ mức 3% trong phiên thứ 4 tuần trước, ngành dịch vụ tiêu dùng đã hồi phục tương ứng.
Chỉ số S&P 500 đạt được hai mốc kỹ thuật quan trọng trong tuần trước. Nó đã vượt trên đường 100 dma lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4 và hoàn thành Mô hình Tam giác đối xứng được phát triển kể từ mức kỷ lục ngày 26/1.
Xét về các điều kiện để tránh bẫy tăng, trong 2 ngày vừa qua giá đã đóng cửa trên đỉnh của tam giác. Điều này là dấu hiệu quan trọng do đó là giá đóng cửa ngày thứ 6. Mức độ sẵn sàng cuả nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong cuối tuần thể hiện niềm lạc quan của họ. Xét về dấu hiệu độ sâu, giá đã tăng 0,85% trên đỉnh tam giác, không đủ thuyết phục trong điều kiện giá tăng 1%.
Kết quả kinh doanh đẩy tâm lý lên cao
Nhà đầu tư chứng khoán vẫn khá quyết đoán khi tin tưởng mù quáng vào các thông tin địa chính trị mà bỏ qua kết quả kinh doanh. Thực tế, cả thị trường chứng khoán và thị trường dầu mỏ đã không phản ứng trước thông tin Trump rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran.
Liệu kỳ vọng đối với việc rút lui này đã được đưa vào giá, hay nhà đầu tư đang chỉ quan tâm đén kết quả kinh doanh của công ty/ Hơn 90% công ty niêm yết trên S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh Q1/2018 và gần 80% công ty đã vượt kỳ vọng về dự báo doanh thu và lợi nhuận, tăng trưởng trung bình doanh thu là 8,2%, mức mạnh nhất kể từ Q3/2011. Tương tự, Factset đã dự báo tăng trưởng 24,9% theo năm đối với chỉ số @&P 500.
Giá dầu WTI tăng ít hơn 1,5% trong phiên ngày thứ 3 khi Tổng thống thông báo ông sẽ kết thúc thoả thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, công bằng mà nói, sẽ mất thời gian giữa việc thông báo và ảnh hưởng thực sự của Iran đến nguồn cung dầu toàn cầu.
Trong khi thông báo vẫn chưa thực sự ảnh hưởng đến nguồn cung dầu, nó chắc chắn đã ảnh hưởng đến căng thẳng khu vực Trung Đông, nơi cuộc xung đột Iran-Israel đang leo thang sau thông báo của Trump. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Mỹ dường như không tin rằng điều này sẽ can thiệp vào tăng trưởng toàn cầu đồng bộ, điều đã được tạo nền tảng bằng kết quả kinh doanh như hiện tại.
Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (xem biểu đồ trên) đã tìm được ngưỡng hỗ trợ ở đỉnh của Mô hình Falling Flag tăng hoàn chỉnh trong phiên thứ 5 và thứ 6, với mức tăng 1,7%. Liệu lãi suất chính phủ có thực sự tiếp tục xu hướng tăng, đạt mức dự báo 3,14% - mức cao kỷ lục kể từ giữa năm 2011 – cho thấy khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ ngày càng gần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Mặc dù thị trường giảm trong những phiên gần đây do lãi suất trái phiếu tăng, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng công bố tuần trước cho thấy lạm phát vẫn không bị tác động. Nhà đầu tư phản ứng tích cực trong phiên thứ 5 đối với tỷ lệ lạm phát lõi của tháng 4 (ngoại trừ biến động về giá thực phẩm và năng lượng), chỉ tăng 0,1% sau 2 tháng tăng liên tiếp 0,2%, dự báo tháng thứ 3 có mức tăng tương tự.
Cuối cùng, trong khi chỉ số VIX đã giảm một nửa kể từ giữa tháng 3, nó vẫn cao hơn ngưỡng năm 2017, ngoại trừ một vài tuần trương tháng 4 và một vài tuần trong tháng 8. Điều này cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số này sẽ vẫn còn biến động nhiều hơn.
Tin tuần tới
Các mốc thời gian theo EDT
Thứ 2
21:30: Úc – Biên bản họp RBA: Ngân hàng dự trữ Úc dự kiến tăng trưởng sẽ nhanh hơn và lạm phát sẽ thấp hơn. Đây là công thức tương tự trong giai đoạn kinh tế Goldilocks mà nhà đầu tư đọc nhiều nhất. Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ giảm 3,9%, mức thấp nhất trong 18 năm, lạm phát CPI dự kiến cũng thấp hơn.
Trong khi đó cặp tỷ giá AUD/USD đã vượt xuống dưới đường xu hướng tăng của nó từ đầu năm 2016. Hiện tại, nó đang dao động để hoàn thành một đỉnh đôi, với giá mục tiêu là 0,69.
Thứ 3
2:00: Đức – dữ liệu GDP (Q1, dự báo sơ bộ): dự kiến tăng 0,5% theo quý, từ mức 0,6% theo quý và giảm từ 2,9% xuống 2,8% theo năm.
4:30: Anh – Dữ liệu việc làm: tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tăng từ 4,2% lên 4,3%, trong khi số lượng đơn xin trợ cấp tăng 5K từ mức 16.500. Thu nhập trung bình tháng 3 tăng từ 2,8% lên 3%.
Trong khi đồng bảng đã hoàn thành một đỉnh đôi, dự báo đạt mục tiêu 1,32, đường RSI đã bị quá bán và chuyển hướng lên trên. Đường MACD dự kiến vượt, đưa ra tín hiệu mua, trong khi giá đang ở trên đỉnh đường 200 dma, cho giấ giá sẽ tiến lên ngưỡng 1,3737.
5:00: Đức – khảo sat ZEW (tháng 5): tâm lý kinh tế dự kiến từ -8,2 lên -1.
5:00: Khu vực Châu Âu – GDP (Q1, dự kiến sơ bộ lần 2): tăng trưởng theo quý dự kiến giảm từ 0,7% xuống 0,4%, tăng trưởng theo năm giảm từ 2,8% xuống 2,5%.
8:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ (tháng 4): dự kiến giảm từ 0,6% xuống 0,4.
21:50: Nhật – GDP (Q1, sơ bộ): dự kiến tăng từ 1,6% lên 2,4%.
Thứ 4
5:00: Khu vực Châu Âu – chỉ số CPI (tháng 4, kết quả cuối cùng): không thay đổi so với dự kiến.
Đồng euro giảm dưới đường 200 dma (màu đỏ) trong 2 tuần trước và đường 50 dma (màu xanh lá) giảm dưới đường 100 dma (màu xanh dương), đường RSI vừa chạm đáy của ngưỡng bán, đường MACD sắp cắt ngang cho thấy tin hiệu MUA.
8:30: Mỹ – dữ liệu Nhà khởi công xây dựng và giấy cấp phép xây dựng (tháng 4): dự kiến tăng 0,4% và số lượng giấy cấp phép tăng 0,6%.
10:30: Mỹ – số liệu dự trữ dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 11/5): dự trữ dầu mỏ dự kiến tăng 90.000 thùng.
Việc Trump rút lui khỏi thoả thuận hạt nhân Iran tuần trước dẫn đến một đợt bán tháo sâu trong Mô hình Falling Flag nhưng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ và đóng cửa trên nó, vì vậy dầu tiếp tục tăng trong vài ngày tới. Giá dầu mục tiêu lần này là $76,50.
Thứ 5
8:30: Mỹ – Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia (tháng 5): Dự báo ở mức 22 đối với chỉ số này trong tháng 5 trong khi tháng 4, nó ở mức 23,2. Điều này cho thấy số lượng đơn hàng mới và sự tồn đọng đã sụt giảm mạnh. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng của đơn hàng trước đó đã khá mạnh trong báo cáo này; nhấn mạnh mức sản xuất hiện tại đã rõ ràng với số ngày giao hàng muộn và số tuần làm việc đạt kỷ lục gần 50 năm và giá đầu vào và bán ra đang ở mức cao mở rộng.
19:30: Nhật – chỉ số CPI (tháng 4): dự kiến tăng từ 1,1% lên 1,4% theo năm và tăng từ -0.4% lên 0% theo tháng.
Thứ 6
8:30: Canada – chỉ số CPI (tháng 4l): dự kiến tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng, dự kiến ở mức 2,3% theo năm.