- Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng và USD mạnh lên gây thiệt hại nặng nề
- Đồng peso của Ác-hen-ti-na và đồng rúp của Nga bị ảnh hưởng nặng nề nhất
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng thứ 3
Các loại tiền trên thị trường mới nổi đã giảm mạnh so với USD cho đến thời điểm này trong quý 2, khiến cho các loại tiền tệ chịu áp lực bán mạnh, nhận xét của Chris Turner, Giám đốc chiến lược tiền tệ tại ING. “USD mạnh lên khiến quý 2 đối với các loại tiền tệ trên thị trường mới nổi giảm mạnh”, ông nhận xét.
Đồng peso của Ác-hen-ti-na là đồng bị bán mạnh nhất, giảm 11,29% so với USD trong qusy này. Đồng rúp của Nga giảm 10,6% so với USD.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 7,75%, đồng peso của Mê-hi-cô giảm 7,17%, đồng peso của Chi-lê giảm 5,88%, đồng zloty của Ba Lan giảm 4,85% và đồng rand của Nam Phi giảm 5,68% và đồng real của Bra-xin giảm 7,9%.
Đồng rúp cũng chịu áp lực do biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ có hiệu lực trong tháng 4, nhắm đến một số nhà tài phiệt lớn của Nga, đáp trả về việc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Ngân hàng trung ương Ác-hen-ti-na tăng lãi suất lần thứ 3 trong vòng 8 ngày kể từ thứ 6 tuần trước nhằm nỗ lực ngăn chặn lạm phát và chống đỡ cho đồng peso. Kể từ khi đó quốc gia này đã phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khi đó, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng và tâm lý hoài nghi của nhà đầu tư về chính sách của Ngân hàng trung ương. “Kchúng ta có thể đổ lỗi tất cả cho những động thái trong nước (chủ yếu là chính trị), tôi nghĩ rằng chính việc Mỹ tăng lãi suất và USD mạnh lên là nguyên nhân cho những mất mát này”, Turner nói.
Chỉ số USD đạt mức cao nhất năm trong tuần này, trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên ngưỡng 3% lần đầu tiên trong hơn 4 năm vào tháng trước. Điều này đã tạo áp lực lên các thị trường mới nổi, khiến giá những loại tiền này giảm và lãi suất trái phiếu tăng.
USD mạnh lên, lãi suất trái phiếu Mỹ tăng khiến "mô hình thay đổi".
USD mạnh hơn có khả năng ảnh hưởng đến khoản đầu tư nước ngoài vào thị trường mới nổi trong năm nay, Viện tài chính Quốc tế (IIF) cho biết hôm thứ 4, và gọi đó là "mô hình thay đổi".
“Triển vọng đối với dòng vốn không cư trú vào các thị trường mới nổi năm nay đã xấu đi… Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng và USD mạnh lên khiến dòng vốn “đột ngột dừng lại” kể từ giữa tháng 4”, IIF cho biết.
Cục dự trữ liên bang (Fed) đã tăng lãi suất 6 lần kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, nhưng một số nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tăng 3 lần. Các thị trường mới nổi sẽ bị thâm hụt cán cân vãng lãi lớn, nợ ngoại tệ tăng và lạm phát sẽ dễ bị tổn thương khi lãi suất toàn cầu tăng.
Chủ tịch Fed Jay Powell cho biết đầu tuần này các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ hồi phục khi các nền kinh tế tiên tế thắt chặt chính sách tiền tệ. Ông nói rằng nhiều người đã ủng hộ việc họ phòng thủ sau khủng hoảng trước đó, tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng một số nhà đầu tư và tổ chức có lẽ chưa chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất mới, điều mà cả thị trường đang dự đoán rộng rãi.