Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam tăng điểm trước thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án về gói hỗ trợ Covid-19 thứ hai, và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Thông tin trên tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu ngân hàng như VPB (HM:VPB) (+6.9%), BID (+5.1%), MBB (HM:MBB) (+3.9%); nhóm nguyên vật liệu HPG (HM:HPG) (+3.7%), HT1 (HM:HT1) (+3.7%).
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2021 ước đạt 27.7 tỷ USD, tăng 50.5% so với cùng kỳ mặc dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 48.4% giúp cổ phiếu nhóm gỗ tăng giá TTF (+5.1%), PTB (HM:PTB) (+0.8%).
Cổ phiếu ngành hàng không tăng giá HVN (+3.4%), VJC (HM:VJC) (+1.0%) sau khi Cục Hàng không Việt Nam khẳng định không đóng cửa sân bay Nội Bài.
Khối ngoại có phiên mua ròng liên tiếp, tập trung ở FUEVFVND (+2.1%), MSN (HM:MSN) (+5.8%), VIC (+1.5%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL đồng loạt tăng mạnh, tương đồng với TTCK khu vực trước kỳ vọng về gói kích thích kinh tế lớn trị giá 1,900 tỷ USD của Mỹ sẽ sớm được thông qua.Chênh lệch giữa F2102 và VN30 Index mở cửa ở mức 12.3 điểm cơ bản và giao dịch chủ yếu trong biên độ 9 đến 15 điểm cơ bản. Chênh lệch đóng cửa cuối phiên giảm xuống 6.9 điểm khi nhà đầu tư cover vị thế Long trong phiên. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng ở F2102. Thanh khoản thị trường ở mức cao.
Thông tin doanh nghiệp
Ngân hàng BIDV (HM:BID)
BID tăng 5.1% lên 41,350 VNĐ/cp.
BID công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020 với lợi nhuận đạt 1,696 tỷ đồng (-42% YoY), trích lập dự phòng tăng vọt đến 93% khi chiếm 7,006 tỷ đồng. Năm 2020, BIDV ghi nhận lợi nhuận 7,363 tỷ đồng (-14% YoY), tăng trưởng tín dụng ở mức 9%.
Vietnam Airlines (HN:HVN)
HVN tăng 3.4% lên 26,150 VNĐ/cp.
HVN công bố BCTC quý 4/2020 với lợi nhuận sau thuế -422 tỷ đồng, giảm 446 tỷ do với cùng kỳ và doanh thu 8,202 tỷ đồng (-64.5% YoY). Trong đó doanh thu hành khách nội địa giảm mạnh 95%, khách nội địa giảm 16% và doanh thu thuê chuyển giảm 70%. Mức độ giảm doanh thu cao hơn mức độ giảm chi phí khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.
Vingroup (HM:VIC)
KQKD 2020 suy giảm do hoạt động sản xuất công nghiệp
Vingroup đã công bố KQKD quý 4 và cả năm 2020 với doanh thu 2020 đạt gần 110.5 nghìn tỷ đồng (-15%yoy), LNST đạt hơn 5.1 nghìn tỷ (-32% yoy), chủ yếu do 2020 là năm đầu tiên Vingroup ghi nhận đầy đủ KQKD cả năm của mảng sản xuất công nghiệp.
Mảng BĐS vẫn duy trì đà tăng trưởng và là động lực chính của Tập đoàn
- Năm 2020, lĩnh vực Bất động sản bán của Vingroup ghi nhận doanh số 28,200 căn, bàn giao 54,100 căn. Doanh thu bán BĐS (bao gồm bán buôn, hợp đồng BCC (HN:BCC)) và LNST của riêng Vinhomes (HM:VHM) năm 2020 đạt lần lượt 93.9 nghìn tỷ đồng (+44%yoy) và 27.8 nghìn tỷ đồng (+31%yoy). Doanh số bán chưa ghi nhận của VHM tại cuối năm 2020 đạt 64.1 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, VHM phấn đấu đạt doanh số bán hàng 91 nghìn tỷ (+15% yoy), đến từ ba đại dự án hiện tại và các dự án mới như Vinhomes Dream City, Vinhomes Wonder Park, Vinhomes Cổ Loa.
- Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, VHM dự kiến phát triển 3 KCN với diện tích khoảng 350ha trong 3 năm tới, trong đó có 2 KCN tại Hải Phòng. Trong 2021, VHM sẽ nhận chuyển nhượng theo giá trị số sách một số diện tích KCN từ VinFast với giá trị khoảng 18-19 nghìn tỷ. Trong các năm sau, capex hàng năm cho mảng KCN dự kiến khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng.
- Với Vincom Retail (HM:VRE), doanh thu 2020 đạt 8.3 nghìn tỷ đồng, -10%yoy; LNST đạt gần 2.4 nghìn tỷ đồng, -16%yoy. Tỷ lệ lấp đầy đạt 84.4%, giảm 5.4 điểm phần trăm so với 2019. Tuy nhiên kết quả kinh doanh bắt đầu có sự hồi phục tốt từ Q3.2020. Năm 2021, VRE dự kiến mở mới 5 TTTM với diện tích sàn GFA tăng thêm 150,000 sqm (+9%yoy) Mảng sản xuất và công nghệ đạt được một số thành tựu
- Doanh thu mảng sản xuất đạt 18 nghìn tỷ đồng (+96%yoy), trong đó 95% đến từ VinFast, 5% đến từ VinSmart. Các mẫu xe của VinFast đều đứng đầu về thị phần trong phân khúc. Trong khi đó VinSmart hiện đang nằm trong top 3 thị phần điện thoại tại Việt Nam. Lỗ trước thuế mảng sản xuất khoảng gần 14 nghìn tỷ đồng (+40%yoy).
- Biên lợi nhuận gộp của VinFast đang được cải thiện nhờ các biện pháp tối ưu hóa chi phí, và sản lượng tăng hơn 30% so với kế hoạch điều chỉnh giữa năm. VinFast đặt ra kế hoạch bán hàng 2021 với hơn 40.000 ô tô (+27%yoy) và hơn 120.000 xe máy điện (+164% yoy).
- Lũy kế hết 2020, tổng đầu tư capex của VinFast đạt gần 3.8 tỷ USD, trong năm 2021, VinFast tiếp tục đầu tư capex khoảng 500 triệu USD cho ba mẫu xe chạy điện, dự kiến ra mắt vào thời điểm cuối năm.
- Công ty công nghệ One Mount Group hiện đang phát triển 3 nền tảng ứng dụng: VinID, Vinshop và One Housing. Trong đó ứng dụng hỗ trợ các tiệm tạp hóa Vinshop sau chỉ vài tháng ra mắt hiện đã phủ sóng tất cả các quận tại Hà Nội và 23/24 quận tại Tp.HCM (HM:HCM) với hơn 55.000 tiệm tạp hóa gia nhập mạng lưới đối tác. Các mảng hoạt động khác
- Mảng du lịch nghỉ dưỡng đạt doanh thu gần 4900 tỷ (-42% yoy), lỗ gần 9000 tỷ. Vinpearl đã thực hiện nhiều chính sách kích cầu du lịch trong nửa cuối 2020 và đạt một số kết quả khả quan với số đêm phòng bán tăng trưởng mạnh 93% qoq trong quý 3 và 5% qoq trong quý 4. Trong quý 4/2020, thị trường Phú Quốc đạt doanh thu 351 tỷ (+16% qoq).
Quan điểm kỹ thuật
Thị trường cơ sở – Chỉ số VNIndex
- VNIndex tạo khoảng trống tăng điểm ngay từ đầu phiên và dần mở rộng đà tăng về cuối phiên.
- Mặc dù đã tiếp cận sát cận trên của vùng kháng cự quanh 1105 (+-10) nhưng tín hiệu mở gap tăng ngày hôm nay đang ủng hộ cho khả năng vượt cản của chỉ số. Với diễn biến mới này, vùng cản kế tiếp được đẩy lên quanh 1150-1155.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục duy trì vị thế trung hạn và có thể gia tăng 1 phần tỷ trọng ngắn hạn trở lại trong các nhịp rung lắc điều chỉnh của thị trường.
Chỉ số VN30
Thị trường phái sinh – Hợp đồng tương lai VN30F1M (F1)
Ngưỡng trong phiên
- F1 tiếp nối xu hướng hồi phục với diễn biến tăng điểm khá tích cực trong phiên trước khi vấp phải nhịp chùng vào cuối phiên.
- Sau nhịp đi lên khá dốc, tín hiệu điều chỉnh về cuối phiên cho thấy áp lực tiềm ẩn của lượng cung giá cao. Tuy nhiên, sau khi vượt vùng cản gần quanh 1100, cơ hội tiếp tục đà tăng đang được đánh giá cao hơn cho chỉ số với vùng cản kế tiếp được đẩy lên quanh 1150-1160.
- Chiến lược giao dịch trong phiên: Ưu tiên mở LONG tại các vùng hỗ trợ.
- Chiến lược giao dịch qua đêm: Chờ mở thêm vị thế LONG nếu về lại vùng hỗ trợ xa.
---------------------------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này.