Những biến động chính
Nhà đầu tư tại châu Á hôm nay không coi trọng rủi ro liên quan đến Iran sau khi một tướng quân đội cấp cao của nước này bị Mỹ giết chết trong một cuộc không kích vào tuần trước. Các thị trường chứng khoán trong khu vực tăng mạnh và các chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ cũng đã tăng.
Lợi suất phục hồi trong khi đồng Yên giảm. Trong số các tài sản an toàn, chỉ có vàng là hạn chế được mức giảm. Giá dầu thô cũng giảm.
Tình hình thị trường
Các chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ, gồm NASDAQ, S&P500 và Dow Jones, đã dao động trước đó, sau khi có thông tin rằng Teheran đang xem xét 13 kịch bản trả đũa.
Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai sau đó đã ổn định và phục hồi. Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P500 tương lai có thể hình thành xu hướng tăng.
Chỉ số STOXX 600 của châu Âu tăng khi mở cửa giao dịch, sau khi phố Wall phục hồi với lo ngại về một cuộc chiến tranh giữa Iran và Mỹ đã phần nào giảm bớt.
Các thị trường tại châu Á đóng cửa trong sắc xanh, khi nhà đầu tư tăng lực mua sau khi đã bán ra mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ Hai. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng cao nhất, 1,6%, tiếp theo là S&P/ASX200 của Úc, 1,35%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,14%. Chỉ số của thị trường chứng khoán Đài Loan là một trong số ít các chỉ số giảm.
Trong phiên giao dịch tại Mỹ, giá cổ phiếu hồi phục. S&P500 tăng, xóa bớt phần nào những tổn thất của 3 ngày giảm trước đó. Cổ phiếu của công ty Amazon.com (NASDAQ:AMZN) tăng 1,49% trong khi cổ phiếu của Alphabet (NASDAQ:GOOGL) tăng 2,67%, tạo động lực cho ngành công nghệ và đẩy các chỉ số của thị trường tăng lên. Chỉ số NASDAQ, có tỷ trọng lớn về công nghệ, tăng cao nhất trong số các chỉ số chính, tăng 0,56%.
Lợi suất, bao gồm lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Kho bạc Mỹ cũng tăng trong ngày thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chuyển từ tâm lý nắm giữ các tài sản an toàn sang ưa thích các tài sản rủi ro.
Đồng Đô la Mỹ đang mạnh lên, kể cả với đồng Yên, cho thấy rằng thị trường dường như đã không còn coi trọng những căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, về dài hạn, tỷ giá USD/JPY có thể sẽ suy yếu với những thông tin bất lợi, sau khi rời khỏi đường xu hướng tăng vào tháng 8, song song với đường xu hướng giảm dài hạn từ tháng 10/2018.
Vàng là tài sản rủi ro duy nhất tăng giá, hướng đến ngày tăng giá thứ 7 liên tiếp.
Dầu, một tài sản gắn liền với căng thẳng Mỹ - Iran, cũng giảm sau khi tăng trong 2 ngày trước đó.
Tuy nhiên, dầu WTI đã thoát khỏi mức thấp nhất trong ngày. Các nhà đầu tư vẫn đang sẵn sàng đặt lệnh mua khi Iran thực sự đáp trả.
Mặc dù về dài hạn, giá dầu sẽ không thay đổi nhiều, nhưng trong ngắn hạn, giá dầu sẽ phụ thuộc vào các sự kiện sẽ diễn ra, giá dầu hoàn toàn có thể tăng mạnh trong ngắn hạn.
Những sự kiện sắp tới
- PMI dịch vụ của Mỹ được công bố vào thứ Ba
- Các quan chức Fed: Richard Clarida, John Williams, James Bullard và Charles Evans sẽ phát biểu vào thứ Năm.
- Báo cáo việc làm phi nông nghiệp hàng tháng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu
Tình hình thị trường
Chứng khoán
- S&P500 tương lai tăng 0,6%
- Stoxx 600 của châu Âu tăng 0,6%
- FTSE 100 của Anh ít thay đổi
- Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9%
Ngoại hối
- Chỉ số đồng Đô la Mỹ ít thay đổi
- Đồng Euro giảm 0,1% còn 1,1183USD
- Đồng Yên giảm 0,1% còn 108,46 so với đồng Đô la Mỹ
Trái phiếu
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm, lên 1,82%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm, lên -0,27%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 5 điểm, lên 0,821%.
Hàng hóa
- Dầu WTI giảm 0,6% còn 62,9USD/thùng
- Vàng tăng 0,15% lên 1.566,5USD/ounce.