- Chỉ số CPI Trung Quốc được công bố vào thứ Ba, CPI Mỹ vào thứ Năm
- Trung Quốc nhắc lại cam kết đối với chính sách zero COVID
- Chỉ số CPI của Mỹ có thể tác động đến chính sách lãi suất của Fed
- Nhu cầu suy giảm có thể báo hiệu suy thoái
Từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, lo ngại lạm phát khiến các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong tuần này, chỉ số cho thấy mức độ nghiêm trọng của nguy cơ suy thoái kinh tế
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch hôm thứ Hai tại châu Á sau khi các quan chức Trung Quốc nhắc lại cam kết đối với chính sách ngăn chặn COVID quyết liệt cuối tuần qua, dấy lên triển vọng nhu cầu dầu phục hồi đối với quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này.
Bắc Kinh sẽ công bố dữ liệu CPI vào thứ Ba sau khi dữ liệu thống kê giao dịch cuối tuần cho thấy sự sụt giảm hàng năm đầu tiên trong xuất khẩu của Trung Quốc kể từ tháng 5 năm 2020. Xuất khẩu giảm 0,3% và nhập khẩu cũng giảm 0,7% — trong khi một cuộc thăm dò của Reuters đã dự báo mức tăng lần lượt là 4,3% và 0,1%.
Hợp đồng tương lai dầu thô (WTI) giao dịch tại New York đã tăng 5% vào thứ Sáu lên mức cao nhất trong 9 tuần là 92,81 đô la trong khi dầu Brent giao dịch tại London đạt 98,74 đô la do dự đoán nhu cầu Trung Quốc có thể giảm bớt khi vẫn áp dụng quyết lcác chính sách chống COVID quyết liệt.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch tại châu Á hôm thứ Hai, dầu WTI đạt mức thấp nhất trong phiên là 90,53 đô la trong khi dầu Brent giảm xuống 96,50 đô la.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết trong một lưu ý rằng nhu cầu đối với dầu ở châu Âu và Hoa Kỳ đã giảm về mức tương đương năm 2019, sau khi đạt mức cao mới sau đại dịch trong năm qua, cho biết thêm:
“Thị trường vẫn đang đối phó với các dấu hiệu suy yếu về nhu cầu dầu do giá vốn đã cao và bối cảnh kinh tế yếu ở các thị trường phát triển”.
“Chúng tôi hiện dự đoán nhu cầu toàn cầu trong quý 4 năm 2022 chỉ tăng 0,6 triệu thùng/ ngày so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ điều chỉnh trong năm tới”.
Vào thứ Sáu, Trung Quốc cũng sẽ công bố dữ liệu về tăng trưởng các khoản vay mới, dữ liệu chỉ ra sự suy yếu đang diễn ra trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do nhu cầu hạn chế vì Covid.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã công bố dữ liệu về dự trữ ngoại hối, vốn đang bị cạn kiệt khi các nhà chức trách tìm cách củng cố đồng nhân dân tệ - đồng tiền đang trong giai đoạn tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đang ở mức 3 nghìn tỷ đô la trong bối cảnh sức mạnh của đồng đô la tăng mạnh kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3.
Có lẽ quan trọng hơn dữ liệu của Trung Quốc sẽ là chỉ số CPI tháng 10 của Hoa Kỳ .
Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ, sẽ được công bố vào thứ Năm, có thể giúp nhìn rõ hơn về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng tỷ lệ CPI hàng năm của Hoa Kỳ sẽ ở mức 8,0% và tỷ lệ hàng tháng là 0,6%.
Những người theo dõi thị trường sẽ chú ý đến những dấu hiệu cho thấy áp lực giá đang hạ nhiệt sau khi Fed tăng lãi suất hết mức.
Kể từ tháng 3, Fed đã tăng lãi suất 6 lần trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, với bốn lần tăng mạnh với 75 điểm cơ bản (bp) từ tháng 6 trở đi, đưa lãi suất lên mức cao nhất 400 điểm cơ bản (bp) từ ngày 25 vào tháng 3.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell tuần trước cho biết các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ áp dụng lãi suất cao hơn mức dự kiến trong nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng vọt. Powell nhấn mạnh về sự “cần thiết đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2% trong trung hạn”.
Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans hôm thứ Sáu cho rằng ngay cả mức tăng 50 điểm cơ bản (bp) cũng có thể là một yếu tố cản trở, so với mức 75 điểm cơ bản (bp) mà các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng.
Evans cho biết: “Ngay cả với những đợt tăng lãi suất nhỏ hơn, vẫn có nhiều dư địa để thắt chặt chính sách tiền tệ”.
Mục tiêu lạm phát của Fed chỉ là 2% mỗi năm. Nhưng CPI của Mỹ đã tăng nhanh hơn gấp 4 lần - tăng 8,2% trong năm tính đến tháng 9, sau mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% trong 12 tháng tính đến tháng 6.
Kỳ vọng rằng Fed vẫn có thể sẽ xoay trục chính sách lãi suất - mặc dù nhiều quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này - là một yếu tố dẫn đến đà tăng giá của dầu vào thứ Sáu.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ một lần nữa được dự báo cao hơn vào tháng 10 , và các quỹ đầu cơ tận dụng sức mạnh tăng lên của đồng đô la để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường hàng hoá.
Nhưng một kết quả số liệu việc làm tốt hơn mong đợi có thể khiến các thị trường tin vào khả năng xảy ra suy thoái cao hơn.
Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào thứ Ba, quyết định quyền kiểm soát Quốc hội và ảnh hưởng đến các chương trình nghị sự của Tổng thống Joseph Biden trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ, cũng sẽ được chú ý.
Đảng Cộng hòa hiện chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò và nhiều nhà phân tích tin rằng kết quả cuộc bầu cử có thể dẫn đến một chính phủ chia rẽ, với sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa đối với Hạ viện và có thể là Thượng viện trong nửa sau nhiệm kỳ của Biden.
Hy vọng chiến thắng của đảng Dân chủ đã bị đe doạ bởi những lo ngại của cử tri về vấn đề lạm phát cao, và tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với tổng thống Biden ở mức dưới 50% trong hơn một năm, đạt mức 40% trong một cuộc thăm dò gần đây của Reuters / Ipsos.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Barani Krishnan không nắm giữ bất kỳ vị thế giao dịch nào được đề cập trong bài viết.