Thị trường dầu đang chứng kiến khác biệt lớn giữa yếu tố cơ bản và vị thế của người giao dịch. Trong khi các yếu tố cơ bản cùng một số ảnh hưởng địa chính trị chỉ ra rằng giá dầu nên tăng hoặc ít nhất là ổn định trong vài tuần qua, thì thay vào đó nó lại sụt giảm nhanh chóng.
Giao dịch qua 2,5 tuần vừa rồi đưa giá dầu đi xuống dựa vào lo ngại về kinh tế toàn cầu, nhưng các yếu tố cơ bản và địa chính trị lại không kêu gọi điều này.
Tâm lý với dự báo
Sự khác biệt này có thể thấy rõ trong thống kê dự báo ngân hàng từ phố Wall đối với giá dầu Brent. Theo thống kê, ngân hàng tin rằng giá dầu Brent trong năm 2019 sẽ kết thúc ở $69,73.
Để so sánh, mức giá đó gần cao hơn $10 so với mức giá giữa ngày thứ Tư. Những phỏng đoán này dựa vào các yếu tố cơ bản. Nếu căn cứ vào đó, giá dầu nên lên cao hơn đáng kể, giá trung bình dầu Brent sẽ hơn $70/thùng trong phần còn lại của năm để đạt được dự báo trên.
Hiện tại, sản lượng đang giảm từ các nhà sản xuất lớn, nhưng tâm lý thị trường lại không diễn ra như những gì các yếu tố cơ bản chỉ ra. Thay vào đó, nhà đầu tư lo ngại nhiều hơn đến kinh tế vĩ mô như chiến tranh thương mại và tăng trưởng sụt giảm. Theo như thời báo phố Wall, chuyên gia ngân hàng nghĩ rằng nhà đầu tư có thể sẽ bỏ qua lo ngại về kinh tế vĩ mô trong phần còn lại của năm, kể cả khi đó là yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong vài tuần qua.
Tại sao giá dầu không đi lên
Nếu theo dữ liệu, giá dầu nên đi lên. Sắc lệnh của Mỹ với Iran và các vấn đề tại Venezuela đã khiến sản lượng từ các thị trường chính sụt giảm. Trong khi đó, chiến tranh tại Libya cũng đã hạn chế sản xuất và như một số quan chức cảnh báo “sản lượng sẽ sụp đổ bất kỳ lúc nào.”
Sản lượng tại Kazakhstan cũng giảm do việc bảo trì các giếng dầu lớn và đang chuẩn bị sản xuất trở lại. Nga cũng chịu ảnh hưởng với khoảng 1 triệu thùng/ngày do đường ống Druzhba khiến sản lượng dầu hiện tại của họ rớt xuống còn 10,87 triệu thùng/ngày – mức thấp nhất kể từ giữa năm 2016.
Nếu như vậy, giá dầu nên đi lên trong vài tuần qua nhưng nó lại không diễn ra như thế. Câu hỏi đặt ra là liệu các yếu tố trên có đưa giá dầu đi lên trong nửa sau hay là tâm lý hiện tại sẽ tiếp tục duy trì khống chế thị trường. Tuy nhiên, một số yếu tố kể trên sẽ sớm được khắc phục như thiếu hụt lượng cung từ Kazakhstan & Nga. Cuối cùng, xu thế đi lên có lẽ sẽ ít xảy ra hơn.
Nền kinh tế vĩ mô đang điều hướng giá
Không kể đến nhưng thay đổi lớn, có lẽ sẽ không có nhiều yếu tố thúc đẩy giá dầu đi lên hơn là những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, thay đổi lớn là điều khó thể dự đoán, ví như một cuộc chiến toàn diện tại vịnh Ba Tư, hay là thảm họa thiên nhiên ở những khu vực sản xuất dầu, hay đột biến lượng cung hoặc lượng cầu.
Nhưng những câu chuyện về sắc lệnh như tại Venezuela và việc cắt giảm sản lượng đang diễn ra không thể khiến giá đi lên cũng như ngăn cản giá đi xuống thì liệu nó có thay đổi được giá trong nửa sau hay không?
Mặt khác, những thứ đang kéo giá dầu đi xuống lại không dễ giải quyết và thậm chí có thể tồi tệ hơn. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là 1 ví dụ. Nếu áp thuế gia tăng, giá dầu sẽ giảm. Và trong tương lai gần, có vẻ cả 2 bên sẽ không chịu ngồi lại để giải quyết bằng đàm phán thương mại.
Chúng ta sẽ không biết liệu nó có được giải quyết hay không. Hoàn toàn có khả năng lãnh đạo 2 quốc gia đi được đến thỏa hiệp trước 2020, với đó là đủ thời gian để giá dầu tăng đạt mức trung bình gần với $70, nhưng cũng hoàn toàn có thể là mọi thứ đi chệch hướng khiến giá dầu tiếp tục giảm.
Khó thể dự báo các yếu tố cơ bản
Hiện tại, thị trường đang chìm trong dấu hiệu về cuộc khủng hoảng. Dữ liệu tăng trưởng đang trì trệ. Tuần trước, lãi suất trái phiếu giảm là tâm điểm. Trước đó, thị trường nhìn vào dự báo tăng trưởng Q2 của J.P. Morgan cho nền kinh tế Mỹ khi cắt giảm từ 2,25% xuống chỉ 1%. Trước đó nữa thì Trung Quốc đi vào suy thoái.
Trong tháng này, cuộc họp OPEC có thể khiến giá giảm sâu hơn. Có 3 kết quả khả thi hiện tại: tăng quota sản xuất hiện tại, giảm sản lượng sâu hơn hoặc thỏa thuận OPEC & OPEC+ bị phá vỡ khiến cho hạn chế sản lượng kết thúc. Nga không có vẻ gì sẽ ủng hộ việc cắt giảm sản lượng hơn nữa, vì vậy điều OPEC kỳ vọng có thể là tiếp tục mức quota hiện nay. Mọi sự bất đồng đều có thể đưa giá đi xuống. Điều này khiến giá dầu trở nên khó đoán định. Như bộ trưởng Khalid al-Falih chia sẻ đầu tuần này, giá dầu bất ổn gần đây là “không thể kiểm soát”. Thời báo phố Wall cũng đưa tin, họ đã ngừng đưa ra dự báo về giá dầu trung bình trong năm 2020.