So sánh mối tương quan "độ nhạy" của thị trường trong quá khứ và thời điểm hiện tại, VN-Ịndex dường như luôn có tâm lý lảng tránh những lý do nội tại mà quan tâm nhiều hơn tới lý do bên ngoài. Diễn biến thị trường có nét gì đó lặp lại thời điểm một năm trước.
Thị trường tuần qua có nhiều xáo trộn đáng kể, mà tiêu biểu là sự sụp đổ bất ngờ của rất nhiếu cổ phiếu vốn hóa lớn. VN-Index có tuần giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua và để mất 2 cột mốc quan trọng 1.200 và 1.170 điểm được thiết lập trước đó.
Có nhiều lý do khiến cho nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và chuyển sang trạng thái phòng thủ bằng việc bán ra cổ phiếu, trong đó yếu tố gần nhất khiến lực bán gia tăng được cho là do tình hình căng thẳng chính trị tại Syria khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tweet để thông báo về việc không kích đất nước này. Cuộc không kích chớp nhoáng cuối cùng cũng xảy ra vào ngày 14/04/2018.
Thế nhưng, hãy nhìn lại tháng 4 hàng năm. Gần nhất, vào ngày 07/04/2017, 59 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ đã được bắn xuống căn cứ không quân al-Shayrat của Syria ở gần thành phố Homs. Cuộc không kích này được cho nhằm trả đũa vụ tấn công hóa học mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria đứng sau.
Vào thời điểm đó, chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm trong 5 phiên liên tiếp với chỉ số tiêu biểu DJ-Index đánh mất gần 1%, chỉ số Stoxx Europe 600 Index của chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận mức sụt giảm tới 0,7% trong khi chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc mất 0,7% trong tuần. Đồng thời chỉ số Topix của chứng khoán Nhật Bản cũng sụt giảm tới hơn 0,4%.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam không có phản ứng nào đặc biệt, vẫn tăng nhẹ, và tiếp tục tăng trong 3 phiên sau đó. Nhưng 1 tuần sau, vào ngày 11/04/2017, VN-Index tạo đỉnh ngắn hạn tại 731 điểm và đi xuống từ đó cho đến trước kỳ nghỉ lễ 30/04 mới hồi phục trở lại, tiếp tục "phi", bắt đầu một vụ mùa mới rất thành công cho đến cuối tháng 6, khi thị trường lại có đợt tích lũy để chờ đợi thông tin kết quả kinh doanh quý 2.
So sánh mối tương quan "độ nhạy" của thị trường trong quá khứ và thời điểm hiện tại, VN-Ịndex dường như luôn có tâm lý lảng tránh những lý do nội tại mà quan tâm nhiều hơn tới lý do bên ngoài. Diễn biến thị trường có nét gì đó lặp lại thời điểm một năm trước.
Để nói chính xác hơn, đợt sụt giảm này của TTCK Việt Nam diễn ra khi mà thị trường đã tăng liên tục mà chưa có một đợt điều chỉnh nào đáng kể, đặc biệt là đối với nhóm cổ phiếu dẫn dắt là cổ phiếu ngân hàng.
Nhìn chung sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung cũng đều nhanh chóng phục hồi và tiếp tục tăng mạnh mẽ trong những tháng tiếp theo.
Thông thường khoảng trống thông tin sẽ tác động khá mạnh lên thị trường trong thời điểm tháng 5 và tháng 6. Điều này sẽ khiến giao dịch tiếp tục giằng co trong giai đoạn này. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể trông đợi hơn vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 tới đây với những kì vọng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có thể được cải thiện nhờ vào khoản tiết giảm chi phí tài chính thấp xuống, khi các yếu tố như giảm lãi suất, hoạt động cơ cấu nợ đang diễn ra khá tích cực thông qua phát hành cổ phiếu.
Điều này thường thúc đẩy giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động hơn trong hai tháng bảy và tháng tám như thường lệ.