Hiện tại vẫn chưa rõ liệu Mỹ đã suy thoái hay sẽ có suy thoái trong nước hoặc toàn cầu trong tương lai. Nhưng khi nói về khả năng gia tăng sẽ xảy ra một đợt suy thoái, các nhà giao dịch cần chuẩn bị cho điều này có thể có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu.
Các ý kiến khác nhau về thời điểm hoặc nếu một cuộc suy thoái đang diễn ra. Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, Jamie Dimon nhận thấy khả năng thực sự có thể xảy ra, đặc biệt nếu Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất. Theo quan điểm của Dimon, có 1/3 khả năng xảy ra suy thoái “nhẹ” kéo dài từ sáu đến chín tháng, nhưng ông nói, cũng có “khả năng là nó sẽ nghiêm trọng hơn thế nhiều”.
Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang và giáo sư của Princeton, Alan Blinder, nói rằng một cuộc suy thoái là "có thể xảy ra", và theo ý ông, "có thể xác suất lên đến 50- 60%".
Ngày nay, có nhiều cuộc thảo luận về việc giá dầu cao làm tăng khả năng suy thoái kinh tế như thế nào, nhưng ít cuộc thảo luận về những gì chúng ta có thể kỳ vọng với giá dầu nếu xảy ra suy thoái toàn cầu. Nhà kinh tế học Kevin L. Klieson thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis đã viết vào năm 2001 rằng trong giai đoạn đầu sau Thế chiến thứ hai, khi các chu kỳ kinh tế co thì giá dầu vẫn giữ ở mức tăng tương đối. Trong các đợt co thắt kinh tế vào giai đoạn 1948-49, 1953-54, 1957-58, 1960-61 và 1969-70, giá năng lượng tương đối chỉ tăng trung bình khoảng 1,5%.
Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 1970, giá năng lượng tăng trung bình 17,5% trước các cuộc suy thoái kinh tế. Hãy nhớ rằng, giai đoạn này tương ứng với thời kỳ mà Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Nó cũng trùng hợp với sự xuất hiện của OPEC như một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến giá dầu và thị trường dầu.
Giá dầu cao thường được coi là nguyên nhân của suy thoái kinh tế. Mặc dù vậy, chính xác hơn, giá dầu cao hoặc một cú sốc dầu nên được mô tả như một chất xúc tác hoặc yếu tố góp phần gây ra suy thoái. Hiếm khi giá dầu lại là lý do dẫn đến suy thoái kinh tế.
Suy thoái kinh tế là một vẫn đề có nhiều mặt, và giá nhiên liệu không phải là nguyên nhân chính gây ra Suy thoái. Tuy nhiên, OPEC và một số nhà sản xuất dầu lớn hơn như Ả Rập Xê-út, thường tuyên bố tránh giá dầu cao vì lo ngại sẽ góp phần vào suy thoái toàn cầu.
Điều quan trọng hơn đối với các nhà kinh doanh dầu là suy thoái thực sự tác động đến giá dầu như thế nào.
Tác động giá của thời kỳ suy thoái
Suy thoái kinh tế có thể làm giảm giá dầu xuống một cách đáng kể. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và “Đại suy thoái” sau đó, giá dầu đã giảm từ 134 USD / thùng vào tháng 6 xuống còn 39 USD / thùng vào tháng 2/2009.
Tuy nhiên, giá cả không tiếp tục giảm lâu do OPEC thực hiện cắt giảm sản lượng và kích thích của chính phủ, cùng với lo ngại về lạm phát, đã dẫn đến việc gia tăng mua hàng hóa. Giá dầu có xu hướng giảm trong thời kỳ suy thoái, trừ khi có điều gì đó hỗ trợ hàng hóa một cách giả tạo, chẳng hạn như trong những năm 1970 khi OPEC có thể định giá dầu.
Nhưng ngày nay, OPEC không tham gia vào việc thiết lập giá trực tiếp. Nếu hiện tại có suy thoái kinh tế, giá dầu có thể sẽ giảm do nhu cầu giảm và hoạt động kinh tế chậm lại, tâm lý trở nên lo lắng hơn.
Không rõ liệu lạm phát cao, giá nhiên liệu cao và hoạt động kinh tế chậm lại có làm giảm tâm lý người tiêu dùng ngay từ đầu mùa hè này hay không. Theo khảo sát du lịch mùa hè hàng năm của GasBuddy, 58% người Mỹ có kế hoạch đi đường bộ vào mùa hè này bất chấp giá xăng cao kỷ lục.
Những người được hỏi lo ngại về lạm phát và giá cả tại các cây xăng nhưng cho biết họ sẽ giữ nguyên kế hoạch cho kỳ nghỉ hè của mình. Tuy nhiên, theo số liệu từ EIA, nhu cầu xăng đang bắt đầu “có dấu hiệu rạn nứt” do giá cao hơn.
Nếu không tính đến năm 2020, nhu cầu xăng đang ở mức thấp nhất vào thời điểm này của năm kể từ năm 2013. Hiện thấp hơn 5% so với năm ngoái. Dữ liệu này có thể chỉ ra rằng người tiêu dùng đang thay đổi hành vi của họ do điều kiện kinh tế hiện tại, mặc dù còn quá sớm để nói liệu xu hướng này có tiếp tục kéo dài đến mùa hè hay không.
Suy thoái kinh tế hiện nay hoặc trong những tháng tới sẽ là một tình huống chưa từng có trên nhiều phương diện. Nền kinh tế vẫn đang cố găng phục hồi trở lại sau hơn hai năm bị hạn chế về thương mại và hoạt động xã hội.
Trên thực tế, du lịch hàng không vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức năm 2019. Toàn bộ ngành công nghiệp du lịch đã trải qua một sự xáo trộn lớn.
Suy thoái kinh tế lúc này sẽ làm trì hoãn sự phục hồi toàn diện nhất và có thể tạo ra một đường cơ sở mới gồm các cấp độ thương mại thấp hơn, ít chuyển động toàn cầu hơn, ít sản xuất hơn. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc suy thoái đều tồn tại trong thời gian ngắn và tạo ra những đợt phục hồi mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một chút bất thường với một đồ thị có hình dạng kỳ lạ là chữ V. Tuy nhiên, ngay cả sau đó, giá dầu đã phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu giá dầu giảm xuống sẽ chứng kiến sự phục hồi sau đó so với giá hiện tại (trên 100 đô la) hoặc ở mức sau đại dịch mà chúng ta đã quen vào năm 2021 (có thể khoảng 80 đô la). Đó là điều không chắc chắn lớn nhất.