- Đàm phán Brexit vẫn chưa có nhiều tiến triển dù hạn cuối đã gần kề
- Anh và các công ty đa quốc gia khác đang kêu gọi làm rõ vấn đề
- Liệu các chính trị gia Anh có đồng ý điều họ muốn?
- Sự kiện Brexit trở nên khó có thể thực hiện, đồng bảng đối mặt với nhiều rủi ro
Chỉ với hơn 200 ngày kể từ khi Anh chính thức dự kiến rời khỏi Liên minh Châu Âu và không có xác nhận rõ ràng về chi tiết của cuộc “chia ly” này, đồng Bảng đã giảm và doanh nghiệp ở cả 2 phía đưa ra nhiều yêu cầu về những hướng dẫn sau đó. Bất ổn tiếp tục tăng.
Mặc dù hy vọng các chị trị gia Anh cuối cùng sẽ quyết định điều họ muốn tại cuộc họp ngày mai, thứ 6, cùng với một bài thuyết trình ngày 9/7 để công bố thêm chi tiết về sự kiện này. Ngay cả khi cho rằng điều gì đang thực sự diễn ra – các nhà đàm phán sẽ vẫn cần phải thuyết phục Châu Âu để chấp thuận thoả thuận này.
Thời gian đang cạn kiệt
Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 sắp tới là hạn cuối các nhà đàm phán hai bên phải chốt các điểm chi tiết đối với cuộc Brexit chính thức vào ngày 29/3/2019. Nếu mọi người đều thống nhất với khung thời gian này, đồng nghĩa với việc chỉ còn 15 tuần cho một thoả thuận cuối cùng. Tuy nhiên, sau 2 năm “đàm phán”, biểu đồ bên dưới cho thấy vẫn còn một số điểm cần phải được giải quyết.
Nó cũng cho thấy tiến độ về việc này không thay đổi nhiều trong quý 2. Kể từ tháng 3, Anh và Châu Âu chỉ có thể đồng ý thêm 2518 từ trong thoả thuận Brexit. Đồng thời, hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tuần trước được kỳ vọng là cuộc họp quan trọng để đưa ra thoả thuận được các bên đồng ý.
Nhà đàm phán chính về Brexit của Châu Âu, Michel Barnier đã cố gắng đưa ra bước ngoặt tích cực về tình hình hiện nay. “Về Brexit, chúng tôi đã có một vài tiến triển tuy nhiên có nhiều sự khác nhau nghiêm trọng còn tồn tại đặc biệt là ở Ireland và Bắc Ireland”. Barnier nói với các phóng viên. Điều này không phải là một minh chứng cho tiến triển của thoả thuận. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk tỏ ra ít hoà giải hơn: “nhiệm vụ khó khăn nhất vẫn chưa được giải quyết” và “yêu cầu có tiến triển cụ thể” là cần thiết nếu muốn đạt được thoả thuận trong tháng 10.
Chính phủ Anh bị chia đôi
Phe cản trở chính và gần đây nhất không phải là bất đồng lưỡng đảng giữa Anh và Châu Âu. Thay vào đó, rào cản ở đây là một phòng ban ở trung tâm chính phủ của bà Theresa May. Thủ tướng Anh vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ phía nội các của bà về một kế hoạch chi tiết cho mối quan hệ tương lai của đất nước với Châu Âu. Nếu không có yếu tố then chốt này, các cuộc thảo luận với Brussels là không thể.
“Tôi muốn những người Anh phải làm rõ vị trí của họ”, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết. “Chúng ta không thể tiếp tục với việc nội các bị phân chia, và họ phải nói điều họ muốn”.
Để kết thúc, May sẽ phải họp với nội các của bà tại Chequers, nơi làm việc của Thủ tướng vào ngày thứ 6, cuộc họp quyết định để các nhà chính trị gia Anh phải đưa ra ý kiến của họ. May dự kiến cuộc họp sẽ phải đưa ra được “sách trắng” nghĩa là đặt ra “thông tin cụ thể hơn về quan hệ đối tác mà Anh muốn làm việc với Châu Âu trong tương lai”.
May đang tìm kiếm thoả thuận dự thảo mà có liên quan chặt chẽ đến các điều khoản về hàng hoá với Châu Âu, mặc dù bà có thể sẽ không có động thái tự do đối với người lao động nếu bà hi vọng xoa dịu những người phản đối Brexit mạnh mẽ.
Mô hình Nauy cho phép giao thương không hạn chế trực tiếp giữa thị trường Scandinavian và khu vực kinh tế Châu Âu (EEA). Điều này đã bị những người trung thành với Brexit bác bỏ vì nó yêu cầu chấp nhận khoảng 20% các quy tắc của Châu Âu. Lựa chọn này đã bị May loại bỏ vào đầu tuần này. Theo đề xuất, điều này “sẽ không mang lại phiếu bầu nào của cuộc trưng cầu dân ý và phiếu bầu của bất kfy người Anh nào”, bà chia sẻ với Quốc hội Anh vào ngày thứ 2 vừa qua.
Hôm thứ 4, May báo cáo một kế hoạch chi tiết nhằm đưa Anh tuân thủ chặt chẽ với các quy tắc của Châu Âu về việc giao thương hàng hoá. Những người quen thuộc với vấn đề này trao đổi với Bloomberg rằng kế hoạch cho các dịch vụ, chiếm khoảng 80% nền kinh tế Anh sẽ tìm kiếm sự ủng hộ lân nahu về các quy định so với việc tuân thủ trực tiếp các nguyên tắc của Châu Âu.
Doanh nghiệp kêu gọi phải hành động
Khi thời gian đang hết dần và các chính trị gia Anh vẫn còn phân vân, các doanh nghiệp có môi quan hệ với Anh hoặc/và Châu Âu đã làm rõ họ không còn thời gian để chờ đợi. Phòng thương mại Anh (BCC) trao đổi với các chính trị gia ngày thứ 3 để ngừng “tranh cãi” và hãy đặt lợi ích kinh tế của Anh lên đầu và đưa ra thoả thuận vào ngày thứ 6. Tổ chức cũng cảnh báo rằng độ kiên nhẫn của doanh nghiệm cũng đang “đạt đến giới hạn”.
Quan điểm của BCC là: Chính phủ đã “có ít tiến triển” và chỉ thống nhất 2 trong số 23 vấn đề cần được giải quyết vì vậy các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch đưa ra các giao thức thương mại cho việc Anh sẽ rời khỏi Châu Âu. Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) và PwC đã thăm dò hơn 100 công ty trong ngành tài chính và thấy rằng 1/3 ngân hàng nói rằng họ không “quá tự tin” khi triển khai kế hoạch Brexit vào tháng 3.
“Brexit vẫn tiếp tục tạo ra nhiều bất ổn với những người tham gia thị trường, từ những người vận hành nhỏ đến những nhà lãnh đạo thị trường”, giám đốc mảng dịch vụ tài chính của PwC Andrew Kail cho biết. “Kế hoạch về địa điểm, diễn biến của nhà đầu tư, tỷ lệ ở lại của khách hàng vẫn nằm trong kế hoạch mặc dù cần thêm thời gian trong giai đoạn chuyển tiếp này”.
Ngành ô tô cũng đang kêu gọi Chính phủ phải rõ ràng hơn về tương lai. “Càng ngày càng nhiều người cảm thấy bực tức về sự chậm chạp của các cuộc đàm phán”, Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại ô tô Mike Hawes cảnh báo.
Các công ty Châu Âu như Airbus (PA:AIR), Siemens (DE:SIEGn) and BMW (DE:BMWG) đều cảnh báo rằng tỏ ra cứng nhắc với sự kiện Brexit sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc kinh doanh của họ, trong khi khảo sát của công ty luật Baker & McKenzie đối với 800 Giám đốc điều hành công bố 2 năm về trước sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 6/2016 cho biết có gần nửa công ty đa quốc gia trong khối Châu Âu đã cắt giảm đầu tư tại Anh do bất ổn thị trường.
Các tiêu đề về tài chính cho thấy việc các công ty đang chuyển dần nhân sự ra khỏi Luân Đôn đến các địa điểm làm việc trong Châu Âu như Paris, Frankfurt, Dublin hay Amsterdam đang gia tăng.
Bảng Anh vẫn bị giữ làm con tin
Sự thiếu rõ ràng ảnh hưởng nặng nề đến Bảng Anh. Các nhà đầu cơ ngoại hối tỏ ra tiêu cực đối với đồng tiền này lần đầu tiên trong 7 tháng (biểu đồ ở trên). Thực tế, trong quý 2/2018, đồng Bảng có diễn biến tệ nhất kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit.
Bảng Anh giảm khoảng 5,8% so với đồng bạc xanh trong quý trước, so với mức giảm ít hơn 5,2% ở cặp EUR/USD. BoE gần đây đã làm thị trường bất ngờ khi tỏ ra khá tích cực về triển vọng kinh tế của họ, trong khi đó Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) vẫn đưa ra quyết định khá bình ổn khi chấm dứt việc tăng lãi suất ít nhất cho đến mùa hè năm 2019. Hơn nữa, đồng bảng đã giảm 0,6% so với đồng tiền chung duy nhất này trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.
Trong khi các thị trường vẫn tin rằng có khả năng BoE sẽ tăng lãi suất trong tháng 8 do kế hoạch thiếu chắc chắn của họ về việc Brexit, những lo ngại về kinh tế đã vượt qua diễn biến của đồng Bảng. Điều này cũng không có gì bất ngờ. Ngân hàng trung ương Anh đã cảnh báo các dịch vụ tài chính có thể gián đoạn từ sự kiện Brexit. Trong cuộc họp Uỷ ban chính sách tài chính ngày 19/6, BoE ghi nhận rằng “đã có một vài tiến triển, nhưng những rủi ro trọng yếu vẫn còn”.
Khá dễ hiểu khi nhà đầu tư tỏ ra khá dè dặt trong việc mua Bảng. Mọi người cho rằng cả Châu Âu và Anh dù cuộc chiến trính trị vẫn tồn tại, họ nên tiếp cận một số thoả thuận có lợi ích cho cả 2 bên. Tuy nhiên, với các chính trị gia Anh tập trung vào việc giành lại chủ quyền bằng cách di chuyển ra khỏi khu vực Châu Âu, khi mà liên minh này vẫn tiếp tục ngăn chặn việc “tìm kiếm lợi nhuận”, các thành viên khác trong khối cảm thấy họ đang để Liên minh Châu Âu chi tiêu vô ích và không mang lại lợi ích gì cho họ.
Bỏ qua việc các cược về một số thoả thuận cuối cùng, tình hình hiện nay rõ ràng cho thấy không có thoả thuận nào xảy ra. Điều này khiến Brexit trở nên khó thành công hơn. Và khi cân nhắc thấy sự việc không có mấy tiến triển trong 2 năm vừa qua, chúng ta khó có thể thấy lạc quan. Rất có thể thị trường đã nhận ra điều này. Việc đồng bảng giảm mạnh trong quý 2 có thể báo hiệu chính xác điều đó.