Phân tích Vàng 25/5– Vàng thế giới đã gặp áp lực giảm mạnh sau khi tăng lên 1985 thì vàng đã nhanh chóng giảm về lại gần 1955 khi nhà đầu tư lạc quan về một thỏa thuận trần nợ về mặt nguyên tắc có thể đạt được vào cuối tuần này. Thêm nữa nhiều quan chức FED vẫn tỏ ra “diều hâu” khi cho rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 6 tới. Hôm nay thị trường tiếp tục theo dõi các tin tức liên quan đến trần nợ, phát biểu của các quan chức FED và dữ liệu GDP sơ bộ Hoa Kỳ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp…
Trong một cuộc họp báo hôm thứ 4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói rằng họ đang cử các nhà đàm phán của mình tới Nhà Trắng để cố gắng hoàn tất các cuộc đàm phán về trần nợ. Khi được hỏi liệu ông có lo lắng về việc vỡ nợ hay không, “Tôi không nghĩ sẽ có vỡ nợ,” McCarthy trả lời. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cũng nói rằng họ (các nhà hoạch định chính sách) có thể nhận được một thỏa thuận trần nợ về mặt nguyên tắc vào cuối tuần này. Sự lạc quan về “trần nợ” cũng đã gây áp lực giảm lên giá vàng.
Và vào rạng sáng nay thì biên bản cuộc họp FOMC được công bố. Theo tài liệu, các quan chức đã chia rẽ về việc ủng hộ tăng lãi suất nhiều hơn. Họ đồng ý rằng lạm phát vẫn ở mức “cao không thể chấp nhận được” và họ tiếp tục dự đoán một “cuộc suy thoái nhẹ” vào cuối năm nay. Vào tháng 5, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản lên 5,00% – 5,25%, đúng như kỳ vọng. Ngân hàng trung ương gợi ý về khả năng tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ tại cuộc họp vào ngày 13-14 tháng 6. Kể từ cuộc họp tháng 5, dữ liệu kinh tế tại Mỹ luôn trái chiều, nhưng không cho thấy suy thoái kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm xuống 4,9%; tuy nhiên, CPI cơ bản đã tăng lên 5,5% so với một năm trước đó. Vào thứ 6, Mỹ sẽ công bố Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cơ bản của tháng 4, thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
Nhiều quan chức FED cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh và lạm phát vẫn ở mức cao là lý do để tiếp tục tăng lãi suất. Chính sách trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các dữ liệu kinh tế. Do vậy dữ liệu GDP tối nay, và Core PCE được công bố vào ngày mai sẽ có ảnh hưởng mạnh đến giá vàng.
Tóm lại : Vàng đang đối mặt với áp lực giảm khi thị trường lạc quan về một thỏa thuận trần nợ sẽ được thông qua vào trước cuối tuần. Các quan chức FED vẫn “diều hâu”. Nếu các dữ liệu kinh tế tiếp theo tiếp tục vượt kỳ vọng thì vàng sẽ suy giảm mạnh do các quan chức FED nói rằng “chính sách trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các dữ liệu kinh tế”.
Về góc kỹ thuật
Vàng đang di chuyển trong range 1954-1984 đúng như kỳ vọng của chúng tôi đã cập nhật trong bài phân tích trước đó.
Nếu vàng phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh quanh 1954 thì có thể mở rộng đà giảm về 1940-1910. Hiện tại trong phiên Á ÂU vẫn có thể canh mua ở vùng hỗ trợ này và chờ bán nếu lên 197x.
Chiến lược tham khảo : Vàng 25/5 – Mua quanh 1954, Stop 1949, TP 1970. Hoặc bán quanh 1971, Stop 1976, TP 1960-1940.
Nguồn: Phân tích vàng- blog ngoại hối