Ả Rập Xê Út và Nga đang mong chờ vào sự phá sản của ngành dầu đá phiến Mỹ và “thèm khát” thị phần sau khi Mỹ rời khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, người được hưởng lợi khi ngành dầu mỏ Mỹ phá sản không chỉ có Nga và Ả Rập Xê Út.
Công ty Saudi Aramco (SE: 2222) của Ả Rập Xê Út và Rosneft (OTC: OJSCY) của Nga là những người mong chờ nhất vào sự suy sụp của ngành dầu mỏ Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, có cả một tập hợp giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ đang muốn loại bỏ những công ty sản xuất dầu cỡ vừa và nhỏ, những công ty đã chiếm lĩnh không ít thị phần của họ trong những năm vừa qua.
Chính phủ Mỹ đã luôn cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp đá phiến để có thể cung cấp xăng với giá dưới 3 đô la/gallon cho người dân Mỹ. Tuy nhiên, điều này đã khiến các ông lớn ngành dầu mỏ phiền lòng.
Biểu đồ giá dầu thô WTI theo tuần
Các công ty sản xuất dầu mỏ lớn của Mỹ thực chất mong muốn sản lượng được cắt giảm để họ có thể tăng giá dầu lên mức $80 đến $100/thùng, thay vì $50 đến $60/thùng.
Tham vọng của các ông lớn ngành dầu mỏ
Trong cuộc họp với tổng thống Trump, CEO (HN:CEO) của các công ty dầu khí lớn của Mỹ - bao gồm Exxon Mobil (NYSE: XOM), Chevron (NYSE: CVX), Occidental Petroleum (NYSE: OXY), Devon Energy (NYSE: DVN (HN:DVN)), Phillips 66 (NYSE: PSX ), Energy Transfer Partners (NYSE: ET) và Continental Resources (NYSE: CLR) chưa bao giờ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng.
Exxon Mobil, Chevron và Occidental đều tiêu tốn hàng tỷ đô la tài sản mua lại các công ty dầu đá phiến trong những năm gần đây. Ngành dầu đá phiến của Mỹ chủ yếu tập trung khoảng 9000 công ty nhỏ lẻ có doanh thu dưới 5 triệu đô la, sản lượng trung bình mỗi ngày dưới 75,000 thùng. Các công ty này sở hữu khoảng 91% giếng dầu ở Mỹ, sản xuất 83% sản lượng dầu thô và 90% sản lượng khí đốt tự nhiên.
Trong bối cảnh chiến tranh giá dầu hiện nay, các công ty sản xuất dầu lớn coi đây như là một cơ hội vàng để mua lại công ty nhỏ hơn và tăng thị phần. Các nhà phân tích hy vọng khoảng 30% ngành công nghiệp đá phiến sẽ bị xóa sổ nếu bất ổn thị trường tiếp diễn.
Không cần cứu ngành sản xuất dầu đá phiến
Viện Dầu khí Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhà sản xuất Hóa dầu Hoa Kỳ đã tư vấn Trump không cần can thiệp thị trường để giúp ngành dầu đá phiến. Việc áp đặt các hạn chế về nguồn cung, chẳng hạn như hạn ngạch, thuế quan hoặc cấm dầu thô nước ngoài sẽ làm tình hình thêm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn của ngành tinh chế dầu.
Đây là lời khuyên dành cho Trump được các công ty sản xuất dầu lớn hơn đưa ra mặc dù nhận thức rất rõ đây là chủ đích của Ả Rập Xê Út và Nga. Chiến tranh giá dầu đã đẩy giá dầu thô của Mỹ xuống mức thấp nhất từ năm 2002 và giảm 55% so với mức của năm 2019. Hiện giá dầu đang ở dưới mức $30/thùng, trong khi hầu hết các nhà khai thác đá phiến sản xuất một thùng ở mức 35 đô la trở lên. Nếu dầu tiếp tục được sản xuất trong bối cảnh nhu cầu giảm như hiện nay, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ sẽ là những người đầu tiên phá sản.
Quan điểm của Nga và Ả Rập Xê Út: Mỹ nhất định phải tham gia cắt giảm sản lượng
G20 sẽ tổ chức một cuộc họp qua video vào thứ Sáu tuần này để thảo luận về thị trường dầu mỏ. Khả năng rất cao là Mỹ sẽ đề nghị cắt giảm sản xuất. Các quan chức của Ả Rập Xê Út và Nga đã nhấn mạnh rằng họ cũng sẽ không cắt giảm bất kỳ sản lượng nào nếu không có sự tham gia của Mỹ.
Trump luôn có khả năng đề nghị cắt giảm sản lượng dầu. Các công ty sản xuất dầu lớn ở Texas – chiếm 40% sản lượng dầu của Mỹ - cho biết họ sãn sàng cắt giảm 500,000 thùng dầu/ngày, mặc dù con số này khá bé so với con số 15 triệu thùng mà thị trường đang trông đợi. Nhưng khi được hỏi về cuộc họp G20, Trump trả lời rằng ông sẽ để mọi thứ xảy ra một cách “tự động”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế tại Paris cho rằng Trump đang ngụ ý ông sẽ chờ Ả Rập Xê Út và Nga “tự động” cắt giảm sản lượng, tuy nhiên chúng tôi lại cho rằng Nga và Ả Rập Xê Út có thể sẽ trì hoãn càng lâu càng tốt để gây áp lực cho các doanh nghiệp dầu đá phiến trước tiên.