Vấn đề về cung cầu tiếp tục trở thành nhân tố định hướng chính đối với thị trường hàng hóa khi mà vấn đề địa chính trị đóng vai trò quan trọng với giá dầu, và các yếu tố phi tiền tệ lại càng được nhấn mạnh sau khi Tổng thống Trump đưa ra chỉ trích về phía lãi suất quá cao của FED.
Trước Trump đã có một vài Tổng thống Mỹ thử thuyết phục FED nên làm gì với chính sách tiền tệ, tuy nhiên, việc Trump có giành chiến thắng hay không chúng ta sẽ biết vào sau này.
Và việc Tổng thống Trump phản ứng mạnh mẽ với Ngân hàng Trung Ương khi quá ưu tiên cho việc tăng giá dollar đã tăng nghi ngại trên thị trường ngoại hối, đưa USD trở nên mất định hướng sau khi tụt sâu vào hôm thứ Sáu vừa rồi. Mặc dù chỉ số PMI sản xuất đối với Mỹ và Châu u đều tăng hơn dự đoán trong thứ Ba còn cuộc chiến thương mại Mỹ - Trump vẫn chưa có dấu hiệu nào chấm dứt. Ngân hàng Đức mô tả lại tâm lý trong phiên giao dịch thứ Ba thông qua “So sánh những dấu hiệu tốt đẹp đến với thị trường vào cuối tuần trước, 24 giờ vừa qua quả thật là một bộ mặt trái ngược.”
Với việc USD chỉ có ít ảnh hưởng đến hàng hóa vào tuần này trong khi tuần trước USD tăng giá đã bảo phủ cả thị trường từ năng lượng đến kim loại hay nông sản cho thấy thị trường đang chuyển hướng quan tâm sang nguyên vật liệu thô.
Dữ liệu dầu Mỹ, thị trường đang theo dõi động thái của Iran
Đối với dầu mỏ, mọi con mắt đang tập trung vào dữ liệu tồn kho dầu thô Mỹ cho đến hết tuần 20/07 được công bố vào 10:30 AM ET (14:30 GMT) từ Cơ quan Thông tin Năng Lượng EIA. Theo đó, họ tin rằng sẽ có một sự sụt giảm khoảng hơn 2,3 triệu thùng so với con số gần 5,9 triệu thùng vào tuần trước.
Phòng Thương Mại Viện Dầu khí Mỹ (API) củng cố kỳ vọng của bên mua dầu trong thứ Ba khi nói về sự sụt giảm 3,16 triệu thùng dầu trong tuần trước. So sánh với báo cáo của EIA, thì số liệu tồn kho của API nhỏ hơn rất nhiều, khi số liệu này được tổng hợp theo một cách tự nguyện từ những thành viên chứ không phải là một bản báo cáo mang tính bắt buộc do cơ quan chính phủ lập nên. Mặc dù có những sự khác biệt nhất định, nhưng vẫn có những tình huống số liệu API đã dự đoán chính xác báo cáo tồn kho dầu thô của EIA..
Việc kho dự trữ dầu mỏ ở Mỹ và các nước khác ở mức thấp khiến nhà đầu tư kỳ vọng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu trên toàn cầu. Một số người tham gia thị trường cảnh báo rằng chỉ một sự gián đoạn nhỏ trong sản lượn gcos thể khiến biến động giá ở trạng thái “nguy hiểm”. Các dự trữ dầu mỏ Mỹ đang ở gần mức thấp nhất trong 3 năm, tầm quan trọng của API trở lại với mức giảm lớn hơn ước tính. Ngoài việc hàng tồn kho bị thiếu hụt, có những dấu hiệu khiến nguồn cung bị gián đoạn như các yếu tố địa chính trị liên quan đến Iran, Libi và Venezuela. Đứng đầu trong số đó là cuộc chiến tranh giữa Mỹ-Iran.
Về phía bên mua, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã công bố chi tiêu tăng lên, cắt giảm thuế và trái phiếu đặc biệt cho chi tiêu cơ sở hạ tầng là những yếu tố tích cực hỗ trợ giá dầu.
Phil Flynn, nhà phân tích năng lượng của tập đoàn Price Futures Group trụ sở tại Chicago cho biết “Với sản lượng dự trữ dầu mỏ toàn cầu ít hơn 2% nhu cầu và triển vọng tăng nhu cầu ngoài Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy rủi ro có xu hướng tăng trong dài hạn”.
Trong ngắn hạn, biểu đồ cho thấy giá dầu WTI Mỹ sẽ có xu hướng quay trở lại ngưỡng 70 USD/thùng. Chỉ báo Fibonacci của Investing.com trên cơ sở ngày đối với giá dầu WTI đặt ngưỡng kháng cự đầu tiên ở mức 68,99 USD, kháng cự thứ 2 ở mức 69,34 USD và thứ 3 ở mức 69,89 USD. Trucj quay ở mức 68,44 USD.
Giá dầu Brent của Anh đang trên đà tiến lên ngưỡng 75 USD/thùng. Biểu đồ mô hình Fibonacci trên cơ sở ngày đặt kháng cự đầu tiên cho giá dầu Brent ở ngưỡng 73,98 USD, kháng cự thứ 2 ở ngưỡng 74,28 USD và thứ 3 ở ngưỡng 74,44 USD. Trục quay ở mức 73,49 USD.
Các kim loại khác trông chờ vào gói kích thích của Trung Quốc; Giá đồng trên đà phục hồi
Động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc cũng được chào đón trên thị trường các kim loại cơ bản. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tiêu thụ hơn một nửa sản lượng đồng, nickel và thép trên toàn cầu.
Giá đồng Mỹ tăng 2,5% trong phiên ngày thứ 4, mức tăng trong ngày mạnh nhất trong hơn 3 tháng gần đây. Mới cách đây một tuần, giá đồng vẫn ở mức thấp nhất trong 1 năm với một vài chuyên gia phân tích dự báo rằng giá sẽ còn xuống thấp hơn trước khi hồi phục.
Hợp đồng tương lai đồng trên sàn COMEX của sàn New York Mercantile Exchange ở mức 2,806/pound trong phiên ngày thứ 3, mức cao nhất trong 2 tuần gần đây. Các chỉ số kỹ thuật hằng ngày của Investing.com đã khuyến nghị “Mua” với các chỉ số Fibonacci giảm trước khi chạm ngưỡng kháng cự đầu tiên tại 2,831, kháng cự thứ 2 ở mức 2,854 USD và thứ 3 ở mức 2,893 USD. Trục quay ở mức 2,792 USD.
Giá đồng cũng hồi phục trong tuần này do lo quan ngại gián đoạn công việc tại mỏ đồng Escondida của Chile, nhấn mạnh thị trường đang dần quan tâm trở lại các yếu tố cơ bản về cung cầu đối với các loại hàng hoá do ảnh hưởng của USD đang suy giảm. Việc quản lý tại Escondida được kiểm soát bởi BHP Billiton (LON:BLT) cho biết đó là do Ban công đoàn của mỏ này đưa ra đề nghị cuối cùng trước khi xảy ra đình công ở đây.
Công ty chứng khoán TD Securities cho biết đây là một trong những yếu tố khiến đồng tăng trong phiên thứ 3.
“Trung Quốc đã sẵn sàng kích thích nền kinh tế, trong khi chúng tôi cho rằng những phiên giao dịch tươi sáng của USD đã qua đi. Những yếu tố quan trọng này có thể hỗ trợ đồng trong vài tháng tới”.
“Khi các tín hiệu cho biết đáy của đồng đã ở trước mắt, chúng tôi chọn mua đồng trước các cuộc đàm phán có thể xảy ra tại mỏ đồng lớn nhất thế giới này”, họ đang đề cập đến Escondida.
Lúa mì có thể là người chiến thắng trong các hàng hoá về nông nghiệp
Trên thị trường nông nghiệp, lúa mì đã trở thành tâm điểm khi tăng mạnh trong thời gian gần đây, Công ty ADM Investor Services chia sẻ.
“Giá đã vượt qua và cắt trên đường trung bình động 40 ngày là một chỉ báo cho thấy xu hướng dài hạn đang trở nên khá tích cực”.