KQKD tiếp tục tăng trưởng cao
Tổng thu hoạt động 2021 đạt 37 nghìn tỷ VND (HM:VND) (+35%YoY) trong đó (1) Thu nhập lãi thuần tăng 29.2%YoY, đạt 26,2 nghìn tỷ VND; (2) mảng thanh toán và banca giúp thúc đẩy thu thuần từ phí, tăng 22.1%YoY; (3) các hoạt động thu ngoài lãi khác ghi nhận tăng trưởng mạnh như thu từ ngoại hối và vàng tăng 69.1%YoY, kinh doanh chứng khoán tăng 75.3%, thu từ hoạt động khác tăng 94%YoY.
NIM cải thiện 33bps YoY nhờ các nỗ lực trong việc kiểm soát chi phí đầu vào. CASA tăng lên mức kỷ lục 47.6% - cao hơn nhiều so với mục tiêu 40% cho 2021 của Ban lãnh đạo.
Dư nợ tín dụng cuối 2021 đạt 492 nghìn tỷ VND (+22.4%YoY). Nguồn vốn huy động ghi nhận mức tăng cao hơn là khoảng 23.8%YoY, tỷ lệ LDR từ đó cũng giảm nhẹ xuống 69.4%.
Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt khi CIR giảm 5 điểm phần trăm. Ngân hàng thận trọng trích lập 8 nghìn tỷ VND (+31.2%YoY) cho năm 2021. LNTT hợp nhất tăng trưởng ấn tượng 54.6%YoY, đạt 16,527 tỷ VND.
Chất lượng tài sản duy trì sự khả quan
Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ và hợp nhất lần lượt là 0.68% và 0.9% thấp hơn mức mục tiêu là 1.5%.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu tăng gấp 2 lần cùng kỳ, đạt 268% - đứng thứ 2 toàn ngành.
Dư nợ tái cơ cấu đến 1Q2022 tăng mạnh lên khoảng 6,200 nghìn tỷ VND, chiếm 1.68% dư nợ, tập trung chủ yếu ở nhóm dịch vụ lưu trú và vận tải –các ngành sẽ phục hồi tốt trong năm tới.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022
Cho năm 2022, BLĐ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ~16%, đạt 472.600 tỷ VND phấn đấu đạt 20%. Huy động từ tiền gửi đạt 488 nghìn tỷ đồng (+25%YoY).
Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 1.5%. Tỷ lệ CASA đạt 45% cho năm 2022.
Nỗ lực kiểm soát chi phí hoạt động thông qua đẩy mạnh số hóa ngân hàng nhờ đó mục tiêu CIR dưới 32%.
Thu hút 6.3 triệu khách hàng mới trong năm 2022 (tương đương cùng kỳ) nâng tổng số lượng khách hàng lên 13 triệu người. Mục tiêu đến năm 2026 đạt quy mô 20 triệu khách hàng.
Từ đó, trong điều kiện kinh tế vĩ mô tốt, ngân hàng đặt mục tiêu LNTT tăng 23%YoY, đạt 20.300 tỷ VND. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận BLĐ hướng tới là 23.000 tỷ VND.
Tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức và phát hành riêng lẻ
Trong năm 2022, MBB (HM:MBB) sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành 70 triệu cổ phiếu giá 18.000 đồng/cp cho Vietttel và 19.24 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động.
Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 46,882 tỷ VND thông qua (1) trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương ứng với 755,664,356 cổ phần; (2) chào bán riêng lẻ 65 triệu cổ phần cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2023.
Hoạt động cho vay BĐS và trái phiếu vẫn an toàn
Về cơ cấu cho vay bất động sản (1) Cho vay kinh doanh bất động sản được ngân hàng kiểm soát ở mức 8% ± 2% tổng dư nợ (cuối 1Q2022 là 10%), tỷ lệ nợ xấu của mảng này chỉ khoảng 0.14%; (2) Cho vay cá nhân mua nhà vẫn là chủ yếu và ngân hàng đặt mục tiêu nâng tỷ trọng dư nợ lên 50% tổng cho vay cá nhân.
Dư nợ trái phiếu bất động sản khoảng 5,100 tỷ VND, tương ứng chiếm 3.98% dư nợ chứng khoán đầu tư. BLĐ cho biết hầu hết các dự án BĐS đều có chất lượng tốt và hoạt động đầu tư trái phiếu được đánh giá thận trọng.
Kế hoạch tiếp nhận ngân hàng yếu kém
BLĐ chưa tiết lộ danh tích danh tích ngân hàng 0 đồng mà MBB sẽ mua lại theo đề án tái cấu trúc của NHNN. BLĐ cũng cho biết, trong quá trình xử lý nợ xấu, NHNN sẽ hỗ trợ một phần cho ngân hàng thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi cùng cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn, còn lại đến từ MBB.
BLĐ đưa ra 2 phương án sau khi xử lý xong các khoản nợ tồn đọng (1) sát nhập toàn bộ ngân hàng mục tiêu để tăng quy mô tài sản; (2) bán đi như một khoản đầu tư, MBB cũng có quyền IPO ngân hàng mục tiêu do được coi là sở hữu 100%.
Việc nhận xử lý ngân hàng yếu kém sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng (1) số lượng chi nhánh dự kiến tăng lên 400 từ đó tăng độ phủ và giảm đầu tư TSCĐ đồng thời phù hợp với chiến lược khai thác mạnh khách hàng mass qua SmartBank; (2) quy mô tăng từ 1.5 – 2 lần từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh; (3) không phải hợp nhất BCTC từ đó duy trì chất lượng tài sản.