📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Lúa mì: Hàng hóa có tầm ảnh hưởng đến chính trị nhất thế giới bắt đầu bùng nổ

Ngày đăng 11:39 17/05/2021
CL
-
ZW
-
WEAT
-

Bài viết này được viết dành riêng cho Investing.com

  • Chính phủ sẽ không còn có ý nghĩa gì khi mọi người không có lương thực
  • Nga là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới
  • Quan hệ Mỹ / Nga căng thẳng và thị trường hàng hóa tăng giá thúc đẩy quyền lực của Tổng thống Putin cũng tăng cao
  • Hợp đồng tương lai lúa mì toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm
  • Chú ý hơn nếu thời tiết không thuận lợi trong những tuần và tháng tới - WEAT là sản phẩm quỹ ETF liên quan đến lúa mì trên CBOT

Nhiều người tham gia thị trường tin rằng dầu thô là mặt hàng chính trị nhất trên thế giới. Với hơn một nửa dự trữ toàn cầu nằm ở Trung Đông dưới sự kiểm soát của OPEC và Nga, các thành viên quốc tế, các sự kiện trong khu vực hỗn loạn sẽ ảnh hưởng đến giá năng lượng truyền thống. Dầu thô là một mặt hàng chính trị do bối cảnh địa chính trị đã khiến giá cả ngày biến động nhiều hơn trong những thập kỷ qua. Trong khi sự gia tăng sản lượng của Hoa Kỳ làm giảm vai trò của OPEC+ trong những năm qua, sự thay đổi trong chính sách năng lượng của chính quyền Biden đang chuyển một phần sức mạnh định giá trở lại cho các thành viên OPEC.

Trong khi đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống. Lúa mì là thành phần chính trong bánh mì, một sản phẩm thực phẩm thiết yếu. Trong suốt lịch sử, lúa mì có vai trò chính trị hơn nhiều so với dầu thô vì giá cả tăng cao và nguồn cung khan hiếm đã khiến các chính phủ suy yếu. Khi mọi người đói, họ đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo của họ.

Ví dụ gần đây nhất là vào năm 2008 trong Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring), sự kiện đã thay đổi cục diện chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông. Sự thay đổi chính trị bao trùm khắp khu vực bắt đầu khi một loạt các cuộc bạo động liên quan đến bánh mì ở Tunisia và Ai Cập, do giá lúa mì làm tăng giá thực phẩm. Tuần trước, giá lúa mì đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2013, điều này có thể gây ra những tác động đáng kể đối với các chính phủ trên toàn thế giới.

Chính phủ sẽ không còn có ý nghĩa gì khi mọi người không có lương thực

Sự chỉ trích các chính phủ bởi công dân của họ đã có từ những thời kỳ đầu tiên. Mặc dù một số chính phủ sẽ có khả năng chịu đựng những lời chỉ trích tốt hơn, nhưng không một nhà lãnh đạo chính phủ nào có thể giữ cho tất cả công dân của mình đều vừa ý. Các cuộc cách mạng và khởi nghĩa xảy ra vì nhiều lý do trong suốt lịch sử, nhưng nạn đói tràn lan là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm lật đổ các chế độ.

Khó khăn kinh tế dẫn đến Cách mạng Pháp thường được mô tả bằng một câu nói nổi tiếng của Marie-Antoinette, Nữ hoàng Pháp, trong cuộc nổi dậy. Khi câu chuyện diễn ra, phản ứng của bà khi được nói rằng những người nông dân chết đói của bà không có bánh mì là “Qu’ils mangent de la brioche” hoặc “Hãy để họ ăn bánh”. Nữ hoàng gục đầu trước máy chém.

Có rất nhiều ví dụ trong suốt lịch sử của các chính phủ mất quyền lực khi người dân của họ đói. Ở Mỹ, một trong những lý do khiến Liên minh miền Nam tan rã trong Nội chiến là cuộc bạo động bánh mì vào tháng 4 năm 1863 khi miền Nam hết lương thực và bánh mì. Vì lúa mì là thành phần chính trong bánh mì nên nó đã có một lịch sử lâu đời như một mặt hàng chính trị. Rất lâu trước khi dầu thô cung cấp năng lượng cho hành tinh của chúng ta, bánh mì đã cung cấp dinh dưỡng cho con người.

Nga là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới

Năm 2020, Nga là quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Xuất khẩu cho niên vụ 2020/2021 vào khoảng 39 triệu tấn. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ, xuất khẩu khoảng 27 triệu tấn, tiếp theo là Liên minh châu Âu với 25,5 triệu tấn xuất khẩu.

Trong những năm 1960, 70 và 80, Nga phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 1985, họ nhập khẩu kỷ lục 47 triệu tấn.

Khi chính phủ Nga nhận ra rằng quyền lực của mình phụ thuộc vào việc nuôi sống dân chúng, họ đã có những bước tiến đáng kể để trở thành một trong những quốc gia sản xuất hàng đầu. Những cải tiến trong công nghệ nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng. Xây dựng các cảng và cơ sở hạ tầng hậu cần khác đã tạo cơ hội xuất khẩu lúa mì sau khi đã đáp ứng đầy đủ cho tiêu dùng nội địa.

Ngày nay, Nga đứng thứ ba về sản lượng lúa mì sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Global Wheat Output
Dân số của Trung Quốc và Ấn Độ vào khoảng 1,4 tỷ người. Dân số Nga vào khoảng 145 triệu người. Người Nga sản xuất cao hơn một nửa so với mức của Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số xấp xỉ 1/10. Do đó, người Nga có rất nhiều lúa mì dự phòng để xuất khẩu ra thế giới mỗi năm. Tổng thống Putin hiểu rõ sức mạnh đi kèm với việc trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của mặt hàng chính trị nhất thế giới. Nếu dầu thô giữ vị trí thứ hai các mặt hàng có tầm ảnh hưởng chính trị, thì ông ấy cũng đang ở tuyến đầu là quốc gia cung cấp hàng hóa năng lượng cho thế giới.

Quan hệ Mỹ / Nga căng thẳng và thị trường hàng hóa tăng giá thúc đẩy quyền lực của Tổng thống Putin cũng tăng cao

Quan hệ giữa Mỹ và Nga vẫn căng thẳng. Tổng thống Biden gọi Tổng thống Nga Putin là "kẻ giết người" và đổ lỗi cho ông vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Putin đã tự định vị mình là nhân vật trung tâm và nắm quyền kiểm soát hai mặt hàng chính trị nhất là lúa mì và dầu thô.

Về dầu thô, Nga đã trở thành một bánh răng quan trọng trong OPEC vào năm 2016. Khi dầu giảm vào đầu năm 2016, Nga đã tự gia nhập vào OPEC. Là đồng minh với Iran ở Syria, Tổng thống Putin nhìn thấy cơ hội mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông vì Ả Rập Xê-út – kẻ thù truyền kiếp của Iran trong khu vực – và quốc gia này cần tài trợ cho nền tảng chung trong OPEC. Đóng vai trò là cầu nối giữa hai kẻ thù, Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak đã hợp tác về chính sách sản xuất để thách thức sức mạnh ngày càng tăng của Mỹ trên thị trường xăng dầu toàn cầu. Trong khi Nga và OPEC chịu thiệt hại khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng lên, sự hợp tác này đã làm tăng sự uy tín của Nga trong nhóm các thành viên trong tổ chức. Cuộc bầu cử năm 2020 đã thay đổi chính sách năng lượng của Mỹ khi Tổng thống Biden cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách hạn chế sản lượng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ thông qua việc tăng cường các quy định. Trong ngày đầu tiên nhậm chức, nhà lãnh đạo Mỹ đã hủy bỏ dự án đường ống Keystone XL. Sắp có thêm nhiều quy định làm giảm sản lượng. Sản lượng hàng ngày của Mỹ đã giảm từ mức kỷ lục 13,1 triệu thùng / ngày xuống 10,9 triệu thùng / ngày vào cuối tháng Tư.

Trong khi đó, khi sản lượng của Hoa Kỳ giảm, ảnh hưởng của OPEC trên thị trường xăng dầu đã trỗi dậy. Với việc người Nga tham gia vào mọi khía cạnh của chính sách sản xuất, giờ đây họ có thể kiểm soát thị trường dầu mỏ trong những năm tới.

Đồng thời, nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới – Nga – hiện được định vị để kiểm soát một trong những mặt hàng chính trị nhất thế giới, thành phần chính trong bánh mì. Mối quan hệ Mỹ-Nga căng thẳng chỉ làm tăng mong muốn kiểm soát của Tổng thống Putin và đạt được lợi thế cạnh tranh so với Mỹ trên thị trường thế giới. Với ảnh hưởng của Nga tại các thị trường cung cấp năng lượng và thực phẩm cho thế giới, quyền lực và ảnh hưởng của Tổng thống Putin đã tăng lên đáng kể. Với bàn tay của ông trên bánh xe của thị trường lúa mì và dầu thô, giá càng cao thì ông lại càng có nhiều quyền lực hơn.

Hợp đồng tương lai lúa mì toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm

Vào tháng 4, tất cả giá ngũ cốc đều tăng vọt, và lúa mì cũng không ngoại lệ. Thị trường hợp đồng tương lai lúa mì kỳ hạn mùa đông trên CBOT là chuẩn mực cho giá lúa mì toàn cầu. Trong tuần qua, giá đã bùng nổ lên một mức cao mới và tiếp tục tăng cao hơn.Wheat Monthly
Biểu đồ hàng tháng minh họa mức tăng lên 7,73 đô la mỗi giạ, mức giá cao nhất kể từ tháng 2 năm 2013. Hợp đồng tương lai lúa mì kỳ hạn tiếp theo được giao dịch ở mức trên 7,60 đô la vào cuối tuần trước.

Trong khi các thị trường ngũ cốc và hạt có dầu khác đang sụt giảm với giao dịch của các hợp đồng tương lai kỳ hạn gần đó ở mức cao hơn đáng kể so với hợp đồng vụ mùa mới và giá đã bắt đầu xa hơn dọc theo đường cong kỳ hạn, thì đường cong kỳ hạn của thị trường lúa mì tương đối bằng phẳng cho đến tháng 3 năm 2022.Wheat Prices
Đường cong kỳ hạn cho thấy không có chiết khấu đáng kể đối với lúa mì trả chậm trong năm tới, phản ánh kỳ vọng của thị trường rằng giá sẽ vẫn cao trong tương lai gần.

Sự thống trị của Nga trên trường lúa mì quốc tế đồng nghĩa với sức mạnh ảnh hưởng đến giá cả. Lệnh cấm xuất khẩu, thuế xuất khẩu hoặc các công cụ khác có thể khiến giá tăng vọt khi Nga sản xuất những giạ lúa mì thế giới sẽ quyết định sự cân bằng hoặc thiếu hụt của thị trường.

Lúa mì là mặt hàng chính trị nhất trong nhiều thế kỷ, giá cả và nguồn cung của nó sẽ tiếp tục là một mê cung địa chính trị phức tạp vào năm 2021.

Chú ý hơn nếu thời tiết không thuận lợi trong những tuần và tháng tới - WEAT là sản phẩm quỹ ETF liên quan đến lúa mì trên CBOT

Thời tiết ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Liên minh Châu Âu, cũng như ở Canada, Úc và các quốc gia sản xuất lúa mì khác, sẽ xác định đường giá của ngũ cốc. Nếu xảy ra tình trạng hạn hán ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể gây ra sự thiếu hụt. Chúng tôi đã ở mức giá cao ngất trời vào đầu tháng 5 và con đường kháng cự ít nhất vẫn cao hơn.

Con đường trực tiếp nhất cho một vị thế rủi ro trong lúa mì là thông qua các quyền chọn tương lai và hợp đồng tương lai giao dịch trên CBOT của CME. Sản phẩm Teucrium Wheat ETF ( WEAT) cung cấp một giải pháp thay thế cho thị trường hợp đồng tương lai. Tóm tắt quỹ và các khoản nắm giữ hàng đầu của WEAT bao gồm:WEAT ETF Summary
Biểu đồ cho thấy WEAT nắm giữ ba hợp đồng tương lai lúa mì CBOT giúp giảm thiểu tác động của rủi ro luân chuyển từ tháng này sang tháng tiếp theo. WEAT có 95,864 triệu đô la tài sản đang được quản lý. ETF giao dịch trung bình 541.835 cổ phiếu mỗi ngày. Barchart ước tính phí quản lý hiện tại là 3,14%.

Giá lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 7 tăng từ 5,9225 đô la vào ngày 31 tháng 3 lên mức cao 7,6950 đô la vào ngày 27 tháng 4, tương đương khoảng 30%.WEAT ETF Daily
Kể từ mức thấp nhất vào ngày 31 tháng 3, sản phẩm quỹ giao dịch trao đổi WEAT ETF đã tăng từ 5,76 đô la lên 7,42 đô la cho mỗi cổ phiếu hoặc 28,8%. Phí quản lý và sự kết hợp của ba hợp đồng có thể là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của ETF, nhưng WEAT đã thực hiện một hoạt động tổng thể xuất sắc trong việc theo dõi giá lúa mì CBOT tương lai.

Lúa mì là mặt hàng chính trị nhất trên thế giới. Khi giá tăng, thành phần chính trong bánh mì có khả năng đóng vai trò ngày càng tăng trong bối cảnh địa chính trị.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.