Quy định về việc gọi vốn tiền điện tử (ICOs) và hướng dẫn cơ bản cho tiền điện tử vẫn chưa rõ ràng khi các quốc gia vẫn còn đang cân nhắc về độ kiểm soát. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày hôm qua đã tái khẳng định những hành động của họ nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi những nhà phát hành ICO lừa đảo. Ủy viên SEC Robert Jackson trả lời trên CNBC “Nhà đầu tư rất khó phân biệt giữa đầu tư chân chính và hành vi lừa đảo, nên trước mắt tập trung của SEC nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi thị trường tiền điện tử.”
Tuần qua, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch SEC Jay Clayton cho rằng tiền kỹ điện tử như Bitcoin chỉ có tác dụng làm phương tiện giao dịch, không có giá trị như cổ phiếu; tuy nhiên các Token ICO thì dường như có thể xem như là một dạng cổ phiếu.
Công ty Start-ups đang cố gắng để có thể phát hành Tokens để kêu gọi vốn phù hợp nhất với các quy định chứng khoán Mỹ, luồng tin không chắc chắc vẫn đang tiếp tục được đồn đoán trên thị trường. Nhiều công ty còn đang suy nghĩ về các phương án đối phó đối với điều luật chưa rõ ràng này. .
Chứng khoán, Tài sản hay Hàng hóa?
Chuyên gia của nhiều lĩnh vực tiếp tục thất vọng về những chính sách không rõ ràng này. Barak Ben-Ezer, CEO của công ty fintech Neema cho rằng:
“Các Chính phủ trên thế giới đều cho rằng tiền điện tử không phải tiền hợp phát. Tuy nhiên, họ cũng không có một khái niệm nào cho nó: chứng khoán? Hay hàng hóa? Hay là tài sản? Tiền được định nghĩa là phương tiện thanh toán hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền. Như vậy có chủ quyền và phi tập trung sẽ là đồng tiền điện tử hợp pháp đầu tiên”.
Shane Brett, đồng sáng lập kiêm CEO của GECKO - giải pháp quản lý ngân hàng và tài chính quỹ tin rằng ở phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong tuần trước, đại diện của SEC đã đưa ra thông báo rõ ràng rằng ICOs có thể coi như một dạng chứng khoán nhưng những đồng tiền như Bitcoin hay một vài tiền điện tử khác thì khó thể coi như vậy.
“Phân biệt trong khái niệm như vậy có thể giúp các công ty mong muốn tiến hành kêu gọi vốn thông qua ICO ở Mỹ có những động thái thích hợp nhất là khi chưa có một cơ sở pháp lý nào từng xem xét đến việc này. Tổng quan phiên điều trần đã đưa ra thông báo sẽ có một quy định rõ ràng cho nhà đầu tư để cân nhắc thích đáng việc tham gia vào hoạt động ICOs.”
CEO của CoTrader một nền tảng quản lý quỹ phi tập trung Gary Bernstein nhấn mạnh rằng Công nghệ luôn luôn thúc đẩy chính trị đi lên. Theo ông, mục đích khi thành lập tổ chức SEC vào năm 1933 trong thời kỳ Đại Suy thoái nhằm chống lại gian lận tài chính. Nhiệm vụ này hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán ICOs mà không nhất thiết phải cấm hoàn toàn. Các cơ quan cần phải điều chỉnh hướng dẫn cụ thể cho việc phát hành chứng khoán kỹ thuật số dưới sự bảo hộ của hợp đồng mã hóa, như tiêu chuẩn ERC 884 "cho phép sử dụng công nghệ blockchains để đăng ký cổ phiếu doanh nghiệp".
Không cần thiết phải có thêm điều luật
Kết luận được Ủy viên Quốc hội Trace Schmeltz - thành viên tại Chicago và thủ đô Washington D.C văn phòng pháp lý Barnes & Thornburg LLP đưa ra là các điều luật bổ sung cho thị trường phi tập trung là không cần thiết. Các quốc gia như Pháp, Bermuda hay chính phủ Puerto Rico đang có những bước tiến cạnh tranh trên thị trường tiền điện tử mà không cần sự giám sát của cơ quan nào. Schmeltz tin rằng với hệ thống pháp luật Mỹ hiện tại là đủ để quản lý ICOs. .
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ tài Chính Đài Loan cũng tiết lộ đất nước này đang dự kiến sẽ ban hành các quy định về tiền điện tử vào tháng 11/2018. Ủy ban tiền tệ Bermoda (BMA) cũng đang thu thập ý kiến phản hồi về các điều luật chống rửa tiền để đưa ra quy định cho hoạt động tiền điện tử trong nước.
Tại khu vực Trung Đông, Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính (FSRA) của thị trường toàn cầu Abu Dhabi (ADGM) đã phát hành tài liệu quy định tiền điện tử và giải quyết được rủi ro trên thị trường này.
Mặc dù hầu hết các nhà đầu tư và giới phân tích đều đồng ý rằng vẫn cần giải thích thêm, nhiều người chơi trong ngành đang bày tỏ mối lo ngại rằng các quy định nặng nề sẽ ngăn cản sự đột phá. Chad Pankewitz, CEO của Coinage nói rằng:
“Quy định mở rộng và các lệnh cấm đối với ICOs và các loại tiền điện tử sẽ chỉ ngăn cản sự đột phá trong công nghệ tài chính và đầu tư mà chỉ mới vừa bắt đầu. Thêm vào đó, công nghệ blockchain đã thúc đẩy một cuộc cách mạnh đối với các công nghệ và ứng dụng phân tán. Nếu thị trường có quá nhiều rào cản, sự chuyển sang phân phối sẽ diễn ra nhanh hơn, và thậm chí sẽ có nhiều hoạt động “ngầm” và nằm bên ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách”.
Nếu thị trường càng rõ ràng và có cách tiếp cận khung pháp lý cân bằng hơn, đồng nghĩa với việc mức độ bảo hộ nhà đầu tư cao hơn và nền tảng vững chắc hơn. Gabriele Giancola, đồng sáng lập và CEO của Qiibee chỉ ra rằng Cơ quan Giám sát thị trường Tài chính Thuỵ Sỹ (FINMA) là một ví dụ tốt về tổ chức chính phủ nhận ra tiềm năng đột phá của ngành công nghệ blockchain và cố gắng hỗ trợ triển khi công nghệ mới này trong lĩnh vực tài chính của Thuỵ Sĩ.
“FINMA cũng nhận ra rằng ngày càng nhiều ICOs đang bị coi như là trò lừa đảo và vì vậy khung pháp lý là cần thiết nhằm tăng mức độ hiệu quả và công bằng cho thị trường ICO. Điều này bao gồm việc thực thi Đạo luật chống Rửa tiền, đòi hỏi các nhà trung gian tài chính thiết lập danh tính các chủ sở hữu có lợi. Các quy định này làm giảm bớt rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
Giancola không đồng tình với thành viên Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Brad Sherman, người có quan điểm rằng tiền điện tử nên bị cấm nhằm loại bỏ các vấn đề như trốn thuế và buôn bán ma tuý. Giancola lưu ý rằng điều này đã xảy ra hằng ngày với khung pháp lý hiện tại, vì vậy cấm việc lưu thông tiền điện tử hầu như sẽ không làm giảm những vấn đề đó.
Scott Nelson, CEO của Sweetbridge, một liên minh toàn cầu tận dụng công nghệ blockchain nhằm hỗ trợ thương mại vẫn lac quan rằng Chính phủ các quốc gia đang tiến gần tới một khung pháp lý có thể đưa tiền điện tử đi xa hơn mà vẫn hỗ trợ tăng trưởng và đột phá của loại tài sản này. Đây là quan điểm của cả giới đầu tư và doanh nhân.