Rủi ro đia chính trị chính thức chuyển hướng thành rủi ro về chiến tranh kinh tế. Thời điểm này, nhà đầu tư không còn nhắc đến nhiều về chiến tranh Nga - Ukraine đang diễn ra, và gần như kết quả đã thấy trước. Nhưng hậu quả của cấm vận kinh tế, bao gồm tăng giá năng lượng và đứt gãy chuỗi cung ứng có thể trở nên lâu dài. Điều này sẽ khiến cho nguy cơ sốc lạm phát, từ chính sách kích thích kinh tế hậu Covid-19, sang tăng mạnh vì chi phí đẩy.
Tuần lễ giao dịch lần này thật sự nhạy cảm khi hầu hết các chỉ số chứng khoán dẫn dắt toàn cầu đã chạm ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Áp lực điều chỉnh giảm kéo dài đến hơn 5 tuần liên tiếp gần như "rũ sạch" các vị thế giao dịch ngắn hạn. Nhưng liệu FED có thay đổi quan điểm về duy trì lộ trình tăng lãi suất lần này, khi có sự xuất hiện của biến cố chiến tranh? Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng? Siêu chu kỳ hàng hóa là cơ hội để dòng tiền tìm đến nhóm ngành Sản xuất? Câu trả lời chi tiết có trong video dưới đây.