Tóm tắt thị trường ngoại hối ngày 23/1/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
24 giờ tới sẽ là một điều thú vị cho thị trường ngoại hối khi nhà đầu tư đang theo dõi thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và cuộc bỏ phiếu của Thượng viện nhằm “giải cứu" Chính phủ Mỹ. Ngày bắt đầu với cuộc họp ECB lúc 7:45 sáng ET/12:45 GMT và sau đó là cuộc bỏ phiếu của Thượng viện vào khoảng 2:30 chiều ET/19:30 GMT.
Lần đầu tiên sau gần 2 tuần, đồng Euro giao dịch cao hơn so với USD nhưng đà tăng này chỉ là lực mua lại để bù đắp hoạt động bán khống trước đó chứ không phải là nhờ tâm lý lạc quan của ECB. Trên thực tế, hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Châu Âu đã phát biểu rằng sự tăng trưởng của khu vực đồng Euro đang chậm lại và bày tỏ lo ngại về các rủi ro giảm giá. Chúng tôi hy vọng Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ làm như trong cuộc họp báo lần trước vì nền kinh tế sẽ không chỉ mất đà và Brexit rối loạn vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng khu vực đồng Euro. Tuần trước, ông cho biết diễn biến kinh tế gần đây yếu hơn dự kiến và với những bất ổn hiện tại, đặc biệt khi rủi ro toàn cầu vẫn rõ ràng, do đó cần có chương trình kích thích đáng kể vì nền kinh tế có thể chậm lại lâu hơn dự kiến.
Nhìn vào bảng dưới đây, hoạt động thị trường lao động và chi tiêu của Đức tăng, nhưng lạm phát đang giảm với hoạt động sản xuất và kinh doanh suy yếu. Không có nghi ngờ gì, giọng điệu của cuộc họp báo Draghi sẽ ôn hòa và ông bày tỏ quan ngại về sự không chắc chắn, nhấn mạnh nhu cầu cần thiết để tiếp tục kích thích nền kinh tế và dập tắt kỳ vọng về việc tăng lãi suất. Nếu ngân hàng trung ương giảm dự báo tăng trưởng hoặc lạm phát và Draghi tập trung vào vấn đề tăng trưởng yếu hơn, chúng ta sẽ thấy cặp EUR/USD nhanh chóng giảm xuống ngưỡng 1,12. Nếu ông cố gắng cân bằng triển vọng thận trọng của họ với tinh thần lạc quan (vì chi tiêu và hoạt động thị trường lao động tốt hơn), cặp EUR/USD có thể tiếp tục phục hồi lên ngưỡng 1,1450.
Khi chúng ta bước vào ngày thứ 34 khi Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa, trận chiến ở Washington đang nóng lên. Hôm nay, Tổng thống Trump dự định sẽ phát biểu Thông điệp Liên bang vào tuần tới nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không cho phép ông phát biểu tại Hạ viện (địa điểm thông thường) khi chính phủ đóng cửa. Hai người này đã đối đầu nhau cả tháng và việc bà từ chối không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đó cho thấy căng thẳng giữa hai bên không được cải thiện. USD cũng không thay đổi trước sự kiện này. Ngày mai, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về đề xuất mới nhất của Trump và dự luật chi tiêu ngắn hạn của Đảng Dân chủ sẽ giúp mở cửa lại chính phủ cho đến ngày 8/2. Không có đảng nào chiếm đa số và cả hai đều phản đối đề xuất của bên kia, những phiếu bầu này có lẽ sẽ thất bại và Chính phủ tiếp tục đóng cửa. Trong kịch bản không mấy triển vọng khi một bên thông qua, USD sẽ tăng vọt.
Số liệu thị trường lao động của Úc dự kiến công bố vào tối nay và mặc dù AUD hồi phục hôm nay, chỉ số PMI cho thấy thị trường lao động đang suy yếu đáng kể trong mảng dịch vụ và sản xuất. Nếu tăng trưởng việc làm giảm mạnh hơn dự kiến, cặp AUD/NZD có thể giảm xuống mức thấp mới trong 3 tuần. Đô la New Zealand nằm trong ngưỡng 0,68 xu sau khi báo cáo lạm phát tốt hơn. Mặc dù Đô la Canada kết phiên không đổi, doanh số bán lẻ giảm so với dự kiến khiến đồng loonie giảm. Thống đốc Ngân hàng Canada, Poloz cũng cho rằng việc Chính phủ Mỹ đóng cửa cũng có thể ảnh hưởng đến đồng Đô la Canada nhưng không có tác động thực sự.
Bảng Anh tiếp tục tăng trước bất ổn của Brexit. Đàm phán Brexit không có tiến triển và không có yêu cầu gia hạn Điều 50, cặp GBP/USD đạt ngưỡng cao nhất trong 2 tháng. Rõ ràng các nhà đầu tư tin rằng các thành viên của Nghị viện tự giải quyết vấn đề trước khi đồng ý về việc Brexit không có thỏa thuận - chúng tôi sẽ theo dõi. Điều thực sự hỗ trợ cho Bảng là dữ liệu lao động tốt hơn ngày hôm qua và ý kiến của Broadbent, thành viên của BoE rằng lãi suất trung lập nhiều khả năng sẽ tăng.