Làm thế nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng?
Đây có lẽ là câu hỏi mà chắc chắn trong lúc này (khi mà các dự án ICO mọc lên như nấm) rất rất nhiều bạn đang cần một câu trả lời.
Lướt một vòng Facebook bạn sẽ gặp hàng loạt các thông tin chia sẻ về dự án ICO từ bạn bè, thậm chí các quảng cáo về ICO cứ “đập vào mặt” hàng phút hàng giờ…
Nếu là dân đầu tư, mê làm giàu hay đơn giản bạn đang có mong muốn “đổi đời” thì có lẽ bạn sẽ bị… bấn loạn và chắc chắn bạn không thể biết được dự án ICO nào nên tham gia phải không nào?
Vì thế bai viết này sẽ chia sẻ với bạn một vài cách đánh giá một dự án ICO để sau đó bạn có thể đưa ra quyết định có nên tham gia dự án đó không nhé!
Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nhanh xem ICO là cái quỷ gì mà làm cho tất cả chúng ta cứ nhao nhao lên thế?
ICO là gì?
Nhanh chóng thôi, ICO là viết tắt của từ Initial Coin Offering, tức là một hoạt động huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua Cryptocurrency (tiền điện tử).
Tóm lại nếu một công ty nào đó mong muốn phát hành một đồng tiền điện tử của riêng họ thì thường họ sẽ tiến hành ICO trong một giai đoạn (thường từ 1-6 tháng). Và trong giai đoạn ICO họ sẽ bán số lượng cụ thể token nào đó cho các nhà đầu tư với giá rẻ để huy động vốn. Và sau đó khi kết thúc giai đoạn ICO (nếu thành công) thì số token đó sẽ chuyển thành một đồng tiền điện tử riêng của công ty đó và nó sẽ được niêm yết trên sàn với giá cao hơn nên nhà đầu tư sẽ nhân số tài sản nhiều lần.
Tạm vậy nhỉ, hy vọng giải thích như vậy bạn đã hiểu về ICO.
Thông thường thì nếu chúng ta muốn tham gia ICO thì sẽ phải có Bitcoin hoặc Ethereum (hai loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay) để mua token đó.
Cách đánh giá dự án ICO tiềm năng như thế nào?
Trước tiên cũng phải nói rằng không có bất cứ một công thức hay một yếu tố chắc chắn nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng vì có hàng trăm yếu tố tác động đến sự thành công của nó như: Thể chế chính trị, luật pháp, nhóm sáng lập hay ban cố vấn, mức độ truyền thông, sự quan tâm của cộng đồng…
Do đó những thông tin bên dưới đây hoàn toàn chỉ giúp bạn tham khảo mà thôi!
Đánh giá website dự án ICO
Phải nói rằng hầu hết chúng ta khi tìm hiểu một dự án ICO thì đều nhìn vào “bộ mặt” của nó để xem có chuyên nghiệp hay không? Cái “bộ mặt” đó không gì khác là giao diện website.
Hầu hết phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác tin tưởng nếu website dự án ICO được thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại chính là điểm mà nhiều dự án đang dễ dàng tạo niềm tin bởi vì hiện nay họ có thể thuê một đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp để chuẩn bị cho một… cuộc lừa đảo ngoạn mục!
Vì thế yếu tố thiết kế chuyên nghiệp của website theo cá nhân Ngọc chỉ chiếm 5% trong quá trình đánh giá dự án ICO.
Các yếu tố khác quan trọng hơn mà cần xem xét là:
#1. Kiểm tra domain (tên miền) được đăng ký bởi công ty nào? Có ẩn danh hay không? Đăng ký khi nào và trong thời gian bao nhiêu lâu?
#2. Kiểm tra lưu lượng truy cập (traffic) như thế nào? Nước nào truy cập nhiều nhất? Nguồn traffic đến từ đâu?
#3. Cộng đồng tham gia vào dự án qua các kênh media khác như Facebook, Twitter… có bao nhiêu người theo dõi, mức độ quan tâm như thế nào?
Đây chính là những vấn đề mấu chốt để bạn có một cái nhìn tổng thể vào một dự án ICO ở góc độ kỹ thuật và website cũng như bề nổi của cộng đông tham gia vào nó.
#4. Cộng đồng thế giới đánh giá dự án như thế nào?
Các dự án ICO hiện nay đều được quan tâm trên toàn thế giới, do đó bạn cần “bước ra khỏi Việt Nam” và xem các quốc gia khác họ đang nói gì về dự án đó nhé.
Một số kênh bạn có thể tham khảo ngay đó là Bitcointalk, ICOrating, Coinschedule v.v..
Đánh giá nhóm phát triển và ban cố vấn dự án ICO
Đây thật sự mới là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một dự án ICO nhé!
- _Những thành viên nào là ban sáng lập của dự án?
- _Ban cố vấn dự án là ai?
- _Dự án từ quốc gia nào?
- _Dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào mục đích gì?
- _Công ty/tập đoàn nào đứng sau dự án?
Cách sử dụng nguồn vốn khi tham gia đầu tư ICO
Như đã nói ở trên, hiện nay có 2 loại dự án ICO.
- 1. Một là kiểu dự án “đường dài” có mức độ an toàn cao vì chiến lược rất rõ ràng, tất cả các thông tin về công ty, ban cố vấn, nhóm sáng lập minh bạch. Tuy nhiên những dự án này thường ICO trong thời gian rất lâu (từ 3-6 tháng) và khả năng tạo lợi nhuận không cao => Dẫn đến “chôn vốn” đầu tư của bạn.
- 2. Hai là dự án “đánh nhanh thắng nhanh” mức độ rủi ro cao nhưng khả năng x5 x10 tài vốn trong thời gian rất ngắn (thường 1 tháng). => Nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lãi cao để tái đầu tư vào các dự án khác.
Vậy nếu với $500 khởi đầu dành cho ICO bạn sẽ đầu tư như thế nào? Hãy thử dành ra ít phút suy nghĩ xem nào.
Bạn có thể thử cách này xem:
- -60% số vốn để đầu tư vào ít nhất 3 dự án kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”
- -40% đầu tư vào ít nhất 2 dự án “đường dài” để đảm bảo sự an toàn.
Cách khống chế cảm xúc khi tham gia đầu tư ICO
Phài nói rằng ở góc độ nào đó khi tham gia đầu tư ICO gần như bạn đang… tham gia đánh bạc vậy! Vì thế việc khống chế cảm xúc là cực kỳ quan trọng.
Thông thường sẽ có 2 loại cảm xúc xuất hiện:
- Thứ nhất đó là cay cú: Cảm xúc này thường gặp ở những người bị thấy bại khi đầu tư vào dựa án ICO không tiềm nay dẫn đến mất vốn. Khi đó họ sẽ vay mượn để mong muốn gỡ lại vốn đã mất và khi như vậy họ thường không phân tích thấu đáo dự án tiếp theo dẫn đến tình trạng mất tiếp số vốn => Trắng tay nợ nần là điều nhận được sau chót!
- Thứ hai đó là lòng tham: Cảm xúc này xuất hiện ở những người thắng trong 1-2 dự án ICO theo kiểu lending thời gian qua. Họ bắt đầu cảm thấy kiếm tiền sao mà dễ quá và với thông tin nhan nhản hiện nay về ICO nếu không khống chế được lòng tham thì họ sẽ “tất tay” để vào tiếp một dự án ICO khác hòng mong muốn “đổi đời” và cuối cùng dẫn đến việc => Đổi đời theo chiều ngược lại!
Lời kết
Như vậy cá nhân người viết nghĩ rằng đầu tư ICO chỉ là một trong rất nhiều cách đầu tư và hiện chứa rất nhiều rủi ro. Thành công có thể đến trong thời gian ngắn nhưng nếu không làm chủ được bản thân , không biết cách phân chia vốn và “rút chân” nhanh thì có khả năng bạn sẽ bị “kéo vào vòng xoáy” như một hình thức cờ bạc trên internet.
(tổng hợp từ các bài viết hay).