Có lẽ lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng trong gian tới bởi 2 yếu tố chính sau: Thứ nhất là đại dịch covid đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu, buộc các chính phủ các nước phải bơm tiền, kích cầu và phục hồi kinh tế. Thứ hai là cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga. Ngoài giá năng lượng thì giá hàng hóa cũng leo thang chóng mặt. Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về kim loại và nhiều loại lương thực, từ lúa mì cho tới đồng, niken. Do đó, cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai bên có tác động rất lớn đến giá cả của nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới. Tôi sẽ chia ra làm các nhóm hàng hoá sau: Năng lượng, kim loại, nông nghiệp và công nghiệp.
Về nhóm năng lượng, giá dầu đang được giao dịch ở mức cao nhất trong nhiều năm, khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang và người mua trên thị trường không muốn mua dầu từ Nga. Giá dầu tăng mạnh nguyên nhân do Mỹ và các nước đồng minh ban hành các lệnh trừng phạt đối với Nga và chặn nhiều ngân hàng của nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, có thể gây gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động xuất khẩu dầu của Nga, với căng thẳng hiện nay thì giá dầu hoàn toàn có thể tiếp tục tăng cao, và khi giá dầu tăng cao thì sẽ đẩy một loạt các hàng hóa khác tăng theo không chỉ năng lượng như than đá mà còn là kim loại sản xuất.
Về nhóm kim loại tôi xin chia ra làm 2 nhóm là kim loại ứng dụng và kim loại quý:
Đầu tiên là kim loại ứng dụng có thể kể đến là sắt, thép, đồng, vì sản xuất kim loại cần sử dụng dầu vào là than đá, nguyên liệu đốt và khi giá nguyên liệu đốt tăng dẫn đến giá kim loại cũng tăng theo. Ngoài ra cũng do lo ngại nguồn khan hiếm, cung quặng sắt từ các nước sản xuất chủ chốt bị thắt chặt do đó khả năng nhóm kim loại vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Với nhóm thứ 2 là kim loại quý, có thể kể đến vàng, bạc, bạch kim, lấy ví dụ điển hình về vàng, theo tôi thì giai đoạn này vàng sẽ có bước ngoặt lớn khi đứng trước thách thức phá vỡ đỉnh cũ 2030 USD/ounce vào tháng 8/2020, nếu phá vỡ được giá vàng còn có thể tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá vàng tăng và khả năng phá vỡ đỉnh cũ cao là do làm phát toàn cầu. Và bắt đầu có những dấu hiệu làn sóng lạm phát, có thể nhắc đến lạm phát tại Anh tăng lên mức cao kỷ lục trong 30 năm qua. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992 theo số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố ngày 16/2.
Và theo tôi dự báo giá vàng có thể đạt được mốc 2200 USD/ounce là hoàn toàn có thể xảy ra. Để chống lạm phát người ta sẽ tích trữ nhiều vàng hơn.
Đối với nhóm nông nghiệp, việc gãy và gián đoạn chuỗi cung ứng, cùng với việc thiên tai xảy ra thường xuyên thì giá lương thực thực phẩm như ngô lúa mì sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Ngoài ra động thái Trung Quốc thu gom nông sản lớn trong suốt thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giá dần của các mặt hàng hóa nông nghiệp này tăng, như giá gạo đã tăng 20% so với năm ngoái. với cuộc tranh giữa Ukraine và Nga còn đẩy giá lua mì tăng chóng mặt chỉ sau một tháng lúa mì đã tăng hơn 50% vì Ukraine được xem là vựa lúa mì của châu Âu.
Cuối cùng là nhóm công nghiệp như nhôm, kẽm, niken, titan, tiêu biểu có thể nói đến nhôm, ứng dụng nhôm rất nhiều trong sản xuất tiêu dùng hàng ngày và thiết bị, như điện thoại, máy móc cơ nhẹ, non chai, ngoài ra còn có titan khi cuộc các cuộc xung đột diễn ra cũng sẽ dẫn đến nhu cầu titan cao để sản xuất vũ khí.
Như vậy có thể tóm lại, việc bơm tiền phục hồi kinh tế cộng với xung đột chiến tranh giữa Ukraine và Nga sẽ tác động lớn đến mặt bằng chung giá hàng hóa toàn cầu. Các nhà đầu tư ngoài việc giao dịch hàng hóa còn có tích trữ vàng làm tài sản trú ẩn khi lạm phát tăng cao.