Kho Bạc Nhà nước sử dụng nguồn ngân quỹ nhàn rỗi mua lại có kỳ hạn Trái phiếu Chính Phủ
- Từ ngày 01/04/2021, Thông tư số 107/2020/TT-BTC, hướng dẫn cụ thể quy định, điều kiện giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) của Bộ Tài chính bắt đầu có hiệu lực.
- Theo thông báo từ Kho bạc Nhà nước, tổng hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý 3 là 59,237 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, Kho bạc Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng mua lại các kỳ hạn cho phù hợp với khả năng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi và tình hình thị trường. Trước đó vào ngày 13/07/2021, HNX và KBNN đã phối hợp tổ chức thành công phiên đấu thầu đầu tiên để mua lại TPCP có kỳ hạn của KBNN, cụ thể KBNN gọi thầu 800 tỷ đồng và đã có 4 NHTM tham gia thấu thầu với tổng vốn dự thầu là 1,150 tỷ đồng tuy nhiên kết quả khối lượng trúng thầu chỉ đạt 300 tỷ đồng, với lãi suất ngang bằng với lãi suất của thị trường đối với nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn TPCP.
- Kho bạc Nhà nước thông báo dự kiến Lịch biểu tổ chức mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trong tuần từ 06/09/2021 đến 10/09/2021 như sau:
Thông tư mới giúp Kho Bạc Nhà nước sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi một cách hiệu quả và các NHTM có thêm kênh huy động vốn mới trên thị trường.
- Với quy mô ngân quỹ nhàn rỗi đạt 59,237 tỷ đồng sẵn sàng cho việc mua lại có kỳ hạn TPCP, chúng tôi cho rằng mục đích chính của kênh bơm tiền mới này là tạo thanh khoản của TPCP trên thị trường thứ cấp, từ đó tác động hỗ trợ trở lại đối với hoạt động phát hành TPCP của KBNN trên thị trường sơ cấp. Trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường TPCP các tháng gần đây đều có dấu hiệu suy giảm đáng kể, tính tới cuối tháng 8 tổng giao dịch thứ cấp đạt 181,466 tỷ đồng (-19.5% MoM), và đặc biệt nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu của khối ngoại đã giảm dần khi lợi suất TPCP 10 năm của Việt Nam đã không còn ở mức hấp dẫn như trước.
- Bên cạnh đó, việc mua lại có kỳ hạn TPCP giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước bởi giao dịch được thực hiện theo hình thức đấu thầu điện tử trên hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán và các thông tin chi tiết được công bố trên trang thông tin điện tử của KBNN.
- Thông qua kênh mua lại có kỳ hạn TPCP, NHTM có thể thêm được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của KBNN và kết hợp với chiến lược của SBV lúc này là duy trì thanh khoản hệ thống ở mức dồi dào nhằm hỗ trợ nền kinh tế khi khu vực sản xuất vẫn còn yếu với chỉ số IIP và PMI đều suy giảm mạnh để tránh những cú sốc không cần thiết.
Tổng khối lượng TP phát hành thành công là 36.2 nghìn tỷ đồng, tăng 1.97% MoM. Nguồn cung (gọi thầu) TPCP tăng đến từ nhu cầu giải ngân vốn đầu tư công, với tỷ lệ trúng thầu luôn duy trì ở mức cao đạt 75.7%
Biểu đồ 1. Khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp
Thanh khoản trên thị trường TPCP thứ cấp giảm so với tháng 7. Tổng giao dịch đạt 181,466 tỷ đồng (-19.5% MoM).
Biểu đồ 2. Khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp