Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam vượt đỉnh lịch sử sau khi IHS Markit công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 của Việt Nam đạt 53.6 điểm, tăng mạnh so với mốc 51.6 điểm của tháng trước.
Theo Bộ Công Thương ngành dệt may, da giày trong quý I năm 2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 3/2021 tăng 5.3%, tính chung 3 tháng đầu năm tăng hơn 5% so với cùng kỳ giúp cổ phiếu ngành dệt may tăng giá ở TNG (HN:TNG) (+2.7%).
Cổ phiếu bất động sản tăng giá DIG (HM:DIG) (+5.1%), HDC (+2.6%) sau khi Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản tăng khoảng 2.13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay 2.04%.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý 1/2021 đạt 3.7 tỷ USD (+41.5% yoy) tác động tích cực đến cổ phiếu nhóm gỗ TTF (+1.4%), GDT (+1.3%).
Khối ngoại quay trở lại mua ròng ở VIC (HM:VIC) (+4.3%), HPG (HM:HPG) (+3.6%), STB (+0.7%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
HĐTL tăng điểm nhờ diễn biến tích cực của TTCK thế giới. Chênh lệch F2104 và VN30 mở cửa ở mức -2.34 và mở rộng, đóng cửa ở mức 9.34. NĐTNN mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay. Thanh khoản không thay đổi nhiều
Thông tin doanh nghiệp
Vicostone (HN:VCS)
VCS tăng 0.3% lên 97,500 VNĐ/cp.
VCS thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2021 với lợi nhuận 368.4 tỷ đồng (+21% YoY), doanh thu đạt 1,541 tỷ đồng (+12.6% YoY) nhờ chiến lược nội địa hóa nguyên vật liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại và sự hỗ trợ từ hệ sinh thái của công ty mẹ Tập đoàn Phineeka.
Ban lãnh đạo cho biết VCS đã vươn lên top 3 nhà sản xuất đá thạch anh cao cấp trên thế giới.
Sacombank (HM:STB)
STB tăng 0.7% lên 21,600 VNĐ/cp.
Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2021 đạt 4,000 tỷ đồng (+20% YoY), tín dụng và huy động vốn tăng 9%.
Ngân hàng dự kiến sử dụng toàn bộ phần lợi nhuận giữ lại lũy kế 6,496 tỷ đồng này để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ và đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Triển vọng TTCK Việt Nam Q2 2021
Triển vọng trung hạn tích cực được duy trì. Tiếp tục rung lắc trong ngắn hạn
Trong quý 1, chỉ số VNIndex đã 3 lần thất bại khi nỗ lực vượt mốc cản tâm lý 1,200 điểm trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các yếu tố hỗ trợ trong nước, mặt bằng giá cổ phiếu đã phục hồi đáng kể, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trong khi môi trường đầu tư bên ngoài nhiều biến động. Chúng tôi cho rằng các nhịp rung lắc nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới khi mà vùng cản quanh 1,200 điểm vẫn còn tiềm ẩn 1 lượng lớn áp lực cung chốt lời giá cao trong khi nguồn vốn cho vay margin tại các CTCK vẫn duy trì sát mức tối đa.
Triển vọng tích cực trong trung hạn được duy trì, chỉ số VNIndex hướng đến mốc 1,250 điểm trong quý 2
Dù thị trường được dự báo sẽ diễn biến phức tạp với các nhịp rung lắc, tăng/giảm đan xen, chúng tôi chưa nhận thấy rủi ro nào đáng kể có thể cản trở xu hướng tăng của thị trường trong trung hạn, tương đồng với sự khởi sắc của nền kinh tế, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất được dự báo khó có thể tăng mạnh. Theo đó, dù hoạt động mua đuổi vùng giá cao tiềm ẩn các rủi ro ngắn hạn, chúng tôi cho rằng bất cứ nhịp điều chỉnh sâu nào của thị trường đều là cơ hội để tích luỹ cổ phiếu cho danh mục đầu tư trung- dài hạn với mục tiêu chỉ số VNIndex hướng đến mốc 1,250 điểm trong quý 2. Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong Q2 bao gồm: 1) Fed và các NHTW lớn trên thế giới vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng; 2) Kinh tế Việt Nam và thế giới phục hồi hậu Covid-19; 3) Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam được kiểm soát tốt và dịch bệnh trên toàn cầu được đẩy lùi nhờ tăng tốc phân phối vaccine; 4) Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng mạnh từ mức nền thấp của quý 1 năm trước.
Các yếu tố rủi ro, dù được đánh giá chưa ở mức cảnh báo có thể đảo chiều xu hướng tăng của thị trường, vẫn cần được theo dõi chặt chẽ
Các yếu tố rủi ro bao gồm: 1) áp lực bán ròng của NĐTNN lớn do lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng cao cùng với xu hướng hồi phục của đồng USD; 2) việc phân phối vaccine Covid-19 ở châu Âu đang bị trì hoãn; 3) rủi ro lạm phát và lãi suất trong nước bật tăng; 4) làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Thị trường cơ sở – Chỉ số VNIndex
VNIndex có phiên vượt cản, đồng thời bứt phá và vượt vùng đỉnh lịch sử với các nhịp tăng dốc gối đầu.
Sau khi vượt đỉnh với xung lực mở rộng về cuối phiên, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng điểm trong phiên kế tiếp trước khi có thể có nhịp điều chỉnh nhẹ về vùng 1200 - 1210, hiện đã đảo vai trò trở thành điểm đỡ gần cho chỉ số.
NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể mở lại từng phần vị thế trading khi chỉ số xuất hiện các nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ gần.
Chỉ số VN30
Thị trường phái sinh – Hợp đồng tương lai VN30F1M (F1)
Ngưỡng trong phiên
F1 có phiên bứt phá và vượt đỉnh với các nhịp tăng dốc gối đầu.
Sau khi vượt đỉnh với xung lực mở rộng về cuối phiên, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng điểm trong phiên kế tiếp trước khi có thể có nhịp điều chỉnh nhẹ về vùng 121x, hiện đã đảo vai trò trở thành điểm đỡ gần cho F1.
Chiến lược giao dịch trong phiên: Ưu tiên mở vị thế LONG tại những vùng hỗ trợ trong phiên.
Chiến lược giao dịch qua đêm: Tiếp tục nắm giữ vị thế LONG đã mở.
------------------------------------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này.
Xem thêm tại đây