Thị trường tài chính đang dần phục hồi mạnh mẽ kể từ sự suy giảm vào tháng 3, các nhà đầu tư đang trở nên thận trọng trước các lựa chọn đầu tư lớn. Tuy nhiên, bên cạnh sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế thì nhóm ngành năng lượng vẫn không cho thấy tín hiệu tích cực trong tăng trưởng.
Quỹ chỉ số năng lượng Vanguard ETF (NYSE: VDE) bao gồm các công ty lớn như: Exxon Mobil (NYSE: XOM), Chevron (NYSE: CVX) và Phillips 66 (NYSE: PSX) vẫn tiếp tục mức giảm hơn 40% trong năm nay, bất chấp cả khi S&P 500 đã phục hồi gần như toàn bộ tổn thất từ đợt giảm giá tháng ba.
Xu hướng mới nhất trên thị trường dầu cho thấy nguồn dự trữ năng lượng có thể vượt qua khủng hoảng tồi tệ nhất vì nhu cầu dầu đang tăng trở lại với tốc độ chậm, do cả việc cắt giảm sản xuất của OPEC+ và các quốc gia mở cửa trở lại sau khi kết thúc đợt cách ly do Covid-19 và sản xuất công nghiệp phục hồi trở lại đã khiến nhu cầu đi lại trở lại bình thường.
Theo một báo cáo gần đây, nhu cầu dầu tăng một phần tại thị trường của Trung Quốc trước khi đất nước này quay trở lại với lệnh cách ly phong tỏa tại Bắc Kinh để chống lại sự bùng phát Coronavirus. Vì Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, nên việc đóng cửa trở lại của quốc gia Châu Á này đã giúp thu hẹp lại nguồn cung trên thị trường xăng dầu sớm hơn dự kiến.
Dầu WTI, vào tháng 4 đã rơi vào tình trạng sụt giảm tiêu cực, nhưng gần đây đã được đẩy trở lại mức trên $40 một thùng.
Sự phục hồi diễn ra không đồng đều
Mặc dù thị trường dầu mỏ đã có sự phục hồi nhẹ, có hai lý do có thể khiến các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với nhóm ngành năng lượng này. Đầu tiên, thị trường năng lượng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự sụt giảm. Ở nhiều quốc gia, làn sóng đầu tiên của đại dịch tiếp tục gia tăng. Các trường hợp nhiễm Coronavirus đang gia tăng ở các vùng phía Nam và Tây Hoa Kỳ, ngay cả khi một số tiểu bang đã dỡ bỏ các hạn chế. Tại Ấn Độ, số người chết đã lên tới 20.000 trong khi các tiểu lục địa vẫn đang tiếp tục đấu tranh để ngăn chặn đại dịch.
Các mối đe dọa của làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn đang tiềm tàng, cũng như các thiệt hại liên quan đến tăng trưởng nền kinh tế thế giới, cả hai lý do đã dẫn đến sự phục hồi không đồng đều trên thị trường dầu mỏ. Nhu cầu về Xăng đã tăng trở lại, vì mọi người chọn lái xe của họ để tránh các phương tiện công cộng, nhưng nhu cầu trong nhóm ngành công nghiệp và hàng không vẫn giảm.
Dầu Diesel – nhiên liệu thiết yếu trong kinh doanh vì nó thúc đẩy các nỗ lực công nghiệp và vận tải hàng hóa – vẫn đang trong trạng thái trì trệ khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với áp lực suy thoái. Và nhu cầu đối với nhiên liệu máy bay gần như suy giảm như trong giai đoạn đỉnh cao của sự bùng phát Coronavirus.
Rủi ro tiềm ẩn cho cổ tức
Nếu nền kinh tế không chắc chắc vẫn chưa là lý do lớn nhất thì sẽ có thêm một lý do khác củng cố cho mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư đang mua và nắm giữ cổ phiếu năng lượng chính là sự không chắc chắn về tính bền vững của cổ tức. Giá dầu giảm mạnh trong quý đầu tiên đã buộc một số nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất ở Mỹ phải đóng băng hoặc cắt giảm các khoản thanh toán của họ.
Vào tháng Tư, Royal Dutch Shell (NYSE: RDSa) đã cắt cổ tức lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ II, giảm 66% xuống còn $0,32 một cổ phiếu mỗi quý. Cùng thời gian đó, nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu Schlumberger (NYSE: SLB) cũng đã cắt giảm cổ tức 75%, đây là lần cắt cổ tức đầu tiên của công ty trong ít nhất là bốn thập kỷ qua. Hiện tại, công ty dịch vụ dầu khí Halliburton (NYSE: HAL), đã nói rõ rằng họ sẽ không cắt cổ tức nhưng nếu có bất kỳ thay đổi nào thì việc cắt cổ tức cũng sẽ được thực hiện.
Exxon và Chevron là một trong số công ty năng lượng cho đến nay vẫn không có bất cứ quyết định nào về việc cắt giảm các khoản thanh toán của họ, nhưng tình hình có thể thay đổi nếu nhu cầu về năng lượng của thế giới vẫn tiếp tục giảm hoặc quyết định thắt chặt thêm nguồn cung dầu từ liên minh các nhà sản xuất OPEC+.
Exxon đã cảnh báo các nhà đầu tư vào tuần trước rằng công ty có khả năng báo cáo khoản lỗ hàng quý thứ hai liên tiếp khi công bố thu nhập quý 2 năm 2020 vào thứ Sáu, ngày 31 tháng 7.
Giá dầu và khí đốt sụt giảm có thể sẽ kéo lợi nhuận sản xuất giảm khoảng 2,5 tỷ đô la xuống còn 3,1 tỷ đô la so với quý đầu tiên. Nhà san xuất dầu đã báo cáo 536 triệu đô la lợi nhuận trong quý đầu tiên.
Exxon hy vọng rằng biên lợi nhuận sẽ đạt mức kỳ vọng trong việc biến dầu thành nhiên liệu như xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển dầu thô cao tại Bắc Mỹ sẽ làm giảm lợi nhuận của các sản phẩm tinh chế từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đô la vào quý trước. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tinh chế đã báo mức lỗ 611 triệu đô la trong quý đầu tiên. Cổ phiếu của Exxon đóng cửa ở mức $43,24 vào thứ ba, giảm 2,59% trong ngày.
Kết luận
Theo quan điểm của chúng tôi, các cổ phiếu dầu mỏ sẽ không tạo ra mức lợi nhuận đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế hiện tại. Lợi nhuận của nhóm ngành năng lượng đang giảm và cổ tức có nguy cơ bị đe dọa.
Các công ty này thuộc nhóm ngành này đang gặp phải rất nhiều yếu tố tiêu cực, bao gồm từ nguồn cung quá mức trong dầu, khí tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng. Tình hình đó khó có thể thay đổi khi đại dịch vẫn tiếp tục gia tăng và nền kinh tế vẫn không có quá nhiều tín hiệu lạc quan.