Sau khi giá dầu tụt giảm mạnh vào tuần trước dưới những thông tin về OPEC và Nga sẽ gia tăng sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày, các nhà sản xuất dầu lớn dường như chuẩn bị quay trơ lại hoặc ít nhất là đưa ra thông điệp hỗn hợp tới thị trường. Có vẻ như đây là động thái hướng tới ngăn chặn giao động giá thị trường như trong 10 ngày trước, và khó có thể coi đây là một thông báo chắc chắn cho những gì OPEC sẽ phát biểu tại Vien vào 22 - 23/06.
Ả rập xê út, Kuwait, Oman và UAE đã có cuộc gặp không chính thức vào cuối tuần vừa qua. Theo đó, các bộ trưởng từ chối trả lời các câu hỏi về buổi thảo luận nhưng úp mở về việc sẽ tiếp tục duy trì hợp tác và bảo vệ nỗ lực của các nước tham gia. Hầu hết những nhà quan sát OPEC đều coi đây là dự báo về công ty năng lượng tại vịnh Ba Tư sẽ không ủng hộ việc tăng sản lượng dầu tại cuộc họp OPEC tới đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đưa ra lời kêu gọi về việc duy trì quan hệ hiện tại để tiếp tục ứng phó với thay đổi thị trường do nhu cầu của khách hàng và nhà sản xuất. Theo đó, nhà sản xuất dầu tại Vịnh trên thực tế sẵn sàng tăng sản lượng dầu tùy theo điều kiện thị trường. Thị trường dầu đang bị thắt chặt khi sản lượng dầu tại Venezuela tiếp tục sụt giảm, những nhà lọc dầu trên thế giới cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm mua dầu từ Iran và Mỹ, tiếp tục đối mặt với vấn đề gay go tại Texas và Bắc Dakota.
Cuối cùng, các bộ trưởng nhấn mạnh rằng mức đầu tư trong các dự án dầu mỏ vẫn chưa quay trở lại mức cần thiết để cung cấp cho nhu cầu trong tương lai. Cụ thể, Ả rập xê út đã nhấn mạnh tiêu chuẩn này là quan trọng cho sự phục hồi của thị trường dầu sau khi giá sụp đổ năm 2015.
Đây thực sự là một tiêu chuẩn vô nghĩa cho các bộ trưởng dựa vào. Vấn đề với việc sử dụng chi phí vốn và đầu tư làm tiêu chuẩn là mức giá này khác nhau đối với mỗi công ty. Trên thực tế, một số công ty dầu mỏ, ví dụ như Royal Dutch Shell (NYSE:RDSa) đã thay đổi mạnh mẽ chiến lược đầu tư và cách chi tiêu của họ và không bao giờ đầu tư vào các dự án dầu lớn mà từng là dấu ấn của các công ty quốc tế (IOCs).
Ngay cả khi có thêm doanh thu từ việc giá dầu tăng, một số công ty có thể chọn tăng cổ tức cho cổ đông hoặc quyết định đầu tư vào các dự án nhỏ hơn trong khu vực dầu đá phiến. Không có cách nào dự đoán con số “đầu tư” đầy ma thuật này là bao nhiêu.
Những tuyên bố này có thể cố ý làm mập mờ và được thiết kế để chống lại các tuyên bố đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg. Điều này cho thấy OPEC và Nga rất quan tâm đến việc tăng sản lượng. Chỉ riêng những những tuyên bố đó đã đẩy giá dầu xuống thấp hơn trong khi cuộc họp tại Kuwait hôm thứ 7 tuần trước đã không ảnh hưởng đến giá dầu.
Nga cũng đang quan tâm đến các tuyên bố của họ trong tuần này. Bộ trưởng dầu mỏ Nga Alexander Novak đang có kế hoạch gặp gỡ với các công ty dầu mỏ trong nước để thảo luận về việc tăng sản lượng trong tuần này. Lukoil (OTC:LUKOY), nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 ở Nga sau Rosneft (OTC:OJSCY) đã ngụ ý rằng họ sẽ ủng hộ việc nới lỏng mức sản lượng tối đa và những nhà sản xuất dầu Nga cũng được kỳ vọng sẽ ủng hộ việc này. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, Novak cũng kiềm chế lại tâm lý phâm khích của họ bằng một tuyên bố ngày hôm qua rằng bất kỳ điều chỉnh nào nếu có đối với sản lượng sẽ vẫn phụ thuộc vào nhu cầu.
Trong khi đó, Aramco đã tăng giá đối với các hợp đồng dầu mỏ trong tháng 7 đối với các khách hàng ở Châu Á, khu vực Tây Bắc Âu và vùng Địa Trung Hải. Điều này không phải là dấu hiệu cho thấy Ả rập xê út không có ý định tăng sản lượng trong mùa hè này. Các hợp đồng tương lai dầu mỏ được định giá dựa trên điều kiện thị trường hiện tại thay đổi và nếu OPEC+ thực sự tăng sản lượng, Aramco có thể sẽ phản ứng với việc thay đổi giá trong các hợp đồng tháng 8, tháng 9 và tháng 10 của họ.
Thay vì theo dõi những thông điệp hỗn hợp này và những tuyên bố chặt chẽ về việc OPEC+ không có ý định tăng sản lượng tại tất cả các cuộc họp của họ trong tháng 6, các nhà quan sát thị trường chỉ nên quan tâm rằng các nhà sản xuất đang cố gắng tránh việc biến động giá khi họ vẫn trì hoãn cuộc thảo luận trước cuộc họp của họ.