Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã chọn đúng thời điểm để nhắc lại lời kêu gọi của ông về việc kích thích tài khóa hơn nữa vào thứ Ba tuần trước, khi cảnh báo của ông về những hậu quả “bi thảm” được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Donald Trump ngừng đàm phán về gói viện trợ kinh tế toàn diện cho Covid-19.
Mặc dù Trump sau đó đã lùi bước, sự thỏa hiệp giữa Nhà Trắng và các đảng viên Dân chủ trong quốc hội về một gói kích thích vẫn chưa có dấu hiệu đi đến hồi kết. Trong bài viết này, các bế tắc vẫn tồn tại.
Powell lập luận trong một bài phát biểu video trước Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia về các rủi ro của việc can thiệp chính sách là không cân xứng.
Powell nói: “Quá ít khoản hỗ trợ sẽ dẫn đến sự phục hồi yếu, tạo ra khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp”.
“Ngược lại, những rủi ro của việc lạm dụng các khoản hỗ trợ dường như rất thấp. Thậm chí ngay cả khi các chính sách cuối cùng cũng đạt được với mức cao hơn kỳ vọng, chúng sẽ không trở nên lãng phí với tình hình hiện tại”.
Chủ tịch FED cảnh báo nếu không cung cấp thêm kích thích cho nền kinh tế có thể gây ra động lực suy thoái. Powell nói: “Một thời gian dài chậm tiến độ không cần thiết có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm sự chênh lệch hiện có trong nền kinh tế của chúng ta. “Và điều đó sẽ là một bi kịch”.
Rất nhiều ý kiến trái chiều, thông điệp vẫn là sự kiên nhẫn
Giám đốc FED tại Minneapolis – Neel Kashkari – đã đồng tình với lời kêu gọi của Powell về việc có thêm các khoản viện trợ từ chính phủ. Ông nói trên CNBC: “Sẽ có những hậu quả to lớn nếu chúng ta cứ để mọi thứ trôi qua, và suy thoái sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều”.
“Nếu chúng tôi không hỗ trợ những người bị mất việc làm, thì họ sẽ không thể thanh toán các hóa đơn của mình và điều đó nhanh chóng dẫn đến nền kinh tế và suy thoái còn tồi tệ hơn nhiều so với mức dự báo”.
Tuy nhiên, những lời cầu xin từ các chủ ngân hàng trung ương dường như không làm nên kim chỉ nam cho các chính trị gia, và một số người bảo thủ đã chỉ trích các quan chức FED vì can dự vào chi tiêu của chính phủ. Họ cáo buộc Powell gây nguy hiểm cho uy tín và sự độc lập của FED khi tham gia vào một cuộc tranh luận chính trị, và một số người cũng đặt câu hỏi về hiệu quả của kích thích tài khóa.
Các nhà hoạch định chính sách khác của FED trong tuần trước có vẻ không ôn hòa. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – có tránh nhiệm thảo luận về chính sách tiền tệ sáu tuần một lần hoặc lâu hơn – bao gồm năm thành viên của hội đồng thống đốc có trụ sở tại Washington và chủ tịch của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, mỗi người trong số họ đã trở nên thẳng thắn hơn trong những năm gần đây.
Nhận xét của họ cung cấp cái nhìn sâu sắc về các sắc thái ý kiến trong ủy ban, và manh mối về chính sách tiền tệ cho thị trường.
Eric Rosengren, người đứng đầu FED tại Boston, đã củng cố vị thế của mình như một “diều hâu” trong ủy ban bằng cách chỉ trích chính sách lãi suất thấp của FED, theo ông chính sách này làm tăng khả năng chấp nhận rủi ro trước đại dịch và điều đó có nghĩa là sự phục hồi sẽ chậm hơn so với kỳ vọng. Trong một bài phát biểu trực tuyến hôm thứ Năm tại Đại học Marquette ở Milwaukee, ông nói:
“Việc tích tụ rủi ro trong bất động sản thương mại và đòn bẩy trong lĩnh vực doanh nghiệp, trước đại dịch Covid-19 có khả năng dẫn đến nhiều vụ phá sản hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn trong cuộc khủng hoảng này so với giai đoạn ít rủi ro”.
Hawks thường ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, theo truyền thống là áp dụng hình thức lãi suất cao hơn, trong khi vẫn ủng hộ chính sách nới lỏng và lãi suất thấp hơn.
Giám đốc FED Chicago, Charles Evans – người theo chủ nghĩa ôn hòa – cho biết rằng nếu FED áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với lạm phát trong thời gian sớm hơn, thì có lẽ đã không xảy ra trường hợp tăng lãi suất từ năm 2015 đến năm 2019.
Chủ tịch FED Powell, đã tuyên bố vào tháng 8 rằng FED sẽ không còn tăng lãi suất chuẩn theo như chu kỳ, để tránh lạm phát, mà thay vào đó sẽ chấp nhận mức vượt quá mục tiêu 2% tạm thời để đạt được mục tiêu tối đa về việc làm.
Evans cho biết trong bài phát biểu trực tuyến trước NABE: “Rất có thể chiến lược này sẽ cản trở việc tăng tỷ lệ vào năm 2015 và 2016”. Ông nói thêm: “Một chính sách nới lỏng hơn sẽ khiến nền kinh tế có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cơn gió ngược xảy ra trong khoảng thời gian năm 2018 và 2019”.
Tuy nhiên, Esther George, người đứng đầu FED tại thành phố Kansas, đã cung cấp thêm những động thái về khuôn khổ mới đó. Bà làm rõ rằng chính sách mới làm tăng “khả năng chịu đựng” lạm phát, nhưng không phải chỉ là một “lời hứa tạo ra” mà sự lạm phát đó được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Bà nói trong một bài phát biểu video dành cho Đại học Bang Wichita ở Kansas, và đó cũng là “một thông điệp về sự kiên nhẫn”.