Có lẽ không có phép ẩn dụ nào khác ngoài từ Punchbowl (chiếc bát pha rượu/ một cú đấm) – ám chỉ việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ giảm việc nới lỏng chính sách tiền tệ được áp dụng trong giai đoạn suy thoái do đại dịch, mặc dù những cú đấm thực sự đã không còn hợp thời và các nhà đầu tư trẻ tuổi có thể không biết ý nghĩa của nó là gì.
Giám đốc FED San Francisco Mary Daly vào tuần trước cho biết rằng các nhà đầu tư không nên lo lắng, bởi vì “chúng tôi sẽ không chủ động giảm một cách đột ngột và không công khai”.
Thông tin nhanh nhạy, đảm bảo phục hồi nhanh hơn kỳ vọng
Các nhà hoạch định chính sách của FED vào tuần trước đã có những bài phát biểu thống nhất về sự cần thiết phải kiên nhẫn vì ngân hàng trung ương có ý định để các động lực của nền kinh tế tự phát huy và không sớm đưa ra các động thái nhằm giảm các động lực đó.
Phép ẩn dụ về cú đấm được cho là của Chủ tịch FED trước đây – William McChesney Martin, người đã nói vào năm 1955 FED rằng:
“Đã từng có động thái dỡ bỏ sự hỗ trợ sớm ngay khi nền kinh tế chỉ vừa mới bắt đầu đi vào giai đoạn tích cực của sự phục hồi”.
Trong phần Hỏi & Đáp của bà vào tuần trước, Daly nói thêm rằng việc loại bỏ các sự hỗ trợ cho nền kinh tế là “có thể xảy ra, nhưng chắc chắn không xảy ra trong thời điểm này và chúng tôi cam kết sẽ vẫn giữ vững lập trường cho đến khi nền kinh tế hoàn toàn hồi phục”.
Giám đốc FeED Atlanta Raphael Bostic hoàn toàn tránh các ý nói ẩn dụ về cú đấm, nhưng nhấn mạnh rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang không muốn bất kỳ sự đầu cơ nào làm suy giảm động lực của nền kinh tế đối với việc cung cấp tiền tệ.
FED sẽ giữ nguyên các chính sách cho đến khi quá trình phục hồi diễn ra “tốt và hoàn toàn”, đó là cách mà Phó Chủ tịch FED Richard Clarida đã nói, lặp lại gần như nguyên văn nhận xét của Daly.
Ông đã đưa ra những cảnh báo từ cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers và cựu Kinh tế trưởng Quỹ Tiền tệ Quốc tế Olivier Blanchard rằng chi tiêu chính phủ kỷ lục đang tạo tiền đề cho lạm phát cao hơn. Theo quan điểm của ông, thâm hụt không “đại diện cho một nguy cơ lạm phát kéo dài và tiếp tục tăng cao hơn”.
Chủ tịch FED Richmond Thomas Barkin nói với Reuters rằng ông không muốn “suy nghĩ kỹ” về ngày mà chính sách sẽ thay đổi cho đến khi kết quả thực tế cho thấy đã đến lúc phải thay đổi chính sách.
Sự lỏng lẻo của ngân hàng trung ương này đã khiến một số nhà phân tích bắt đầu đưa ra những nhận định không mấy lạc quan. Một số nhà đầu tư lại mong muốn có những động thái rõ ràng từ FED.
Chủ tịch FED Chicago Charles Evans không có quan điểm chạy theo xu hướng đó – ông lo ngại hơn về việc sẽ không có động thái hành động nào từ FED. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không tiếp tục nới lỏng chính sách nếu có dự báo rằng nền kinh tế có thể đã ổn định”, ông nói, trong một cuộc thảo luận trực tuyến về thời điểm FED có thể được thúc đẩy hành động khi nền kinh tế tăng trưởng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm thứ Năm rằng kích thích tài chính lớn và tốc độ triển khai vắc-xin nhanh hơn đã khiến sự phục hồi diễn ra tích cực hơn nhiều so với dự kiến của bất kỳ ai. Nhưng ông nhấn mạnh rằng FED sẽ vẫn giữ nguyên các động thái hỗ trợ cho đến khi nền kinh tế gần như phục hồi hoàn toàn và sẽ cắt giảm hỗ trợ với tốc độ từ từ và có nhiều cảnh báo trước.
Và ông không hối tiếc, bất chấp những cảnh báo rằng việc FED mở rộng bảng cân đối kế toán và các biện pháp khác sẽ tạo ra vấn đề. Ông nói:
“Cuối cùng, trong một cuộc khủng hoảng, tôi nghĩ những gì chúng tôi đã làm phục vụ mục đích ngăn chặn những gì có thể là kết quả tồi tệ nhất”.
Thật vậy, các nhà đầu tư ít lạc quan hơn Powell hoặc các thành viên FOMC về mức độ tăng của lạm phát sẽ đến mức nào.
Do kỳ vọng lạm phát cao nhất 3% trên cơ sở nhất quán, nhiều nhà phân tích cho rằng FED đang đi sau đường cong lợi suất và sẽ phải bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới – mà không phải vào năm 2024 như hầu hết các nhà hoạch định chính sách nói.