Thị trường ngoại hối 07/01/2019
Qua hơn 30 ngày qua, không có gì ảnh hưởng đến tiền tệ nhiều hơn khả năng hấp thụ rủi ro và thị trường chứng khoán. Khi mà tuần giao dịch đầy đủ đầu tiên trong năm 2019 bắt đầu, mối quan hệ này lại tiếp tục ảnh hưởng đến hướng đi của thị trường ngoại hối với Dow tiếp tục tăng thêm 98 điểm sau khi tăng hơn 700 điểm ngày thứ Sáu trước đó. Một điều cũng được rút ra từ Chủ tịch Fed Powell vào đầu tháng là dù tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, ngân hàng trung ương không vội vã tăng lãi suất. Tuy nhiên điều tốt cho thị trường chứng khoán không hẳn là tốt đối với USD bởi chu kỳ thắt chặt chậm lại đồng nghĩa với ít hấp dẫn hơn đối với đồng bạc xanh, USD/JPY kéo dài đà tăng trong 2 ngày liên tiếp. Từ báo cáo tuần trước, chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất chậm lại đáng kể vào cuối năm nhưng hoạt động dịch vụ đã được cải thiện bởi tăng trưởng bảng lương phi nông nghiệp đang rất lạc quan. Không may là điều đó không xảy ra đối với chỉ số ISM phi sản xuất khi giảm xuống đáy 5 tháng 57,6. Báo cáo này sẽ khiến cho Fed đang phụ thuộc vào số liệu trở nên nghi ngại hơn trong quá trình thắt chặt của mình.
Đồng tiền có kết quả tốt nhất trong thứ Hai là Euro khi hướng đến 1,15 so với USD. Trong 2 tháng qua, khoảng hợp nhất của nó đã đạt 200-pip, cặp tiền này đã sẵn sàng để bứt phá. Thứ Hai còn đặc biệt hơn khi xảy ra sự kiện biểu tình tại Pháp và Hungary. Điều này không chỉ gia tăng lo ngại về chính trị xã hội mà còn kiềm chế phát triển tại Pháp nói riêng và khu vực Châu Âu nói chung. Nhà đầu tư tỏ ra hài lòng khi chứng kiến phục hồi mạnh mẽ đối với doanh số bán lẻ tại Đức và khu vực Châu Âu nhưng hoạt động sản xuất tiếp tục gặp khó khăn khi đơn hàng nhà máy giảm sâu 1% trong tháng 11, gấp 10 lần so với dự báo giảm 0,1%. Sản xuất công nghiệp ngày thứ Ba và niềm tin tại khu vực Châu Âu có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tiền tệ nhưng đáng kể nhất vẫn là khả năng hấp thụ rủi ro. Nếu chứng khoán tiếp tục phục hồi, EUR/USD có thể sẽ bỏ qua những báo cáo kia và bứt phá lên trên 1,15.
Trong khi đó, không ai hiểu được tại sao đồng Bảng lại giảm đột ngột như vậy. 2 tuần tới vô cùng quan trọng không chỉ với thỏa thuận Brexit mà cả với nền kinh tế và tiền tệ. Chính phủ sẽ bắt đầu phiên tranh luận của Thủ tướng May trong ngày thứ Năm và việc bỏ phiếu sẽ diễn ra tuần tới. Nếu bà không đạt được số phiếu cần thiết, Anh sẽ rời EU vào 29/03 mà không có thỏa thuận nào cả - viễn cảnh này khiến Bảng Anh có thể giảm 25% theo như thống đốc Ngân hàng Anh Carney. Chúng tôi dự đoán rằng ông sẽ đưa ra quan ngại về kết quả của Brexit không thỏa thuận tại phiên giải đáp trực tuyến vào thứ Tư này. Một loạt báo cáo kinh tế Anh sẽ đưa ra tuần này, nhưng không có báo cáo nào quan trọng bằng Brexit.
Cả 3 loại tiền tệ hàng hóa được giao dịch cao hơn trong thứ Hai và CAD có kết quả tốt nhất. Trong 4 ngày giao dịch đã qua, USD/CAD đã giảm từ đỉnh 1,3665 xuống đáy 1,3279. Trong ngày thứ 2, giá dầu tăng cùng với báo cáo IVEY PMI mạnh mẽ đưa cặp tiền này rơi xuống đáy thấp nhất trong gần 1 tháng. Một chuyển động gần 4 cent đã gần hoàn thành sự đảo chiều chúng ta trông mong từ cặp tiền USD/CAD (mục tiêu dự đoán trong năm 2019 là 1,32) bởi vì chúng tôi cho rằng Ngân hàng Canada lưu ý về rủi ro tăng trưởng sẽ thay đổi từ xu thế tăng sang xu thế giảm nên diễn biến trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu.
Không như Canada, hoạt động sản xuất của Úc co hẹp lại lần đầu trong hơn 2 năm trong tháng 12. Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 51,3 xuống 49,5 mức thấp nhất kể từ tháng 9 2016. Điều này không phải dự cảm tốt cho báo cáo cân bằng thương mại vào đêm thứ Hai và hoạt động dịch vụ vào thứ Ba nhưng không có gì trong đó ảnh hưởng đến AUD/USD cặp tiền đã đóng phiên ở trên đường SMA 20 ngày lần đầu tiên trong tháng. Đàm phán thương mại Mỹ - Trung đặc biệt quan trọng đối với Úc và New Zealand nhưng nhìn vào phiên tăng điểm chứng khoán trong thứ Hai, nhà đầu tư đều tỏ ra lạc quan.