Đây là một tuần lễ quan trọng đối với đồng đô la Mỹ và đồng euro. Cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng với chỉ số GDP quý I sẽ được công bố. Dự đoán GDP quý 1 sẽ có nhiều tác động đến tiền tệ hơn cả quyết định về lãi suất. Chúng ta biết chắc chắn rằng nền kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu sẽ giảm trong ba tháng đầu năm, nhưng câu hỏi là giảm bao nhiêu. Các nước lớn ở châu Âu đã chuyển sang chế độ phong tỏa khoảng ba tuần trước khi Mỹ bắt đầu, vì vậy chúng ta có thể dự đoán rằng tăng trưởng GDP của châu Âu sẽ yếu hơn Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang vẫn luôn cho thấy rằng họ sẵn sàng tung gói kích thích kinh tế, hơn so với Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tuy nhiên, trên thực tế, không ngân hàng trung ương nào dự kiến sẽ thực hiện nới lỏng định lượng trong thời gian tới. Công bố chiến lược của họ vào cuộc họp sắp tới sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Việc đồng euro hay đồng đô la Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong tuần này sẽ phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương nào sẽ có nhiều hành động tích cực hơn, chiến lược của ngân hàng là gì và mức độ sụt giảm dự đoán cho GDP quý 2. Chủ tịch ECB Christine Lagarde gần đây cho biết, nền kinh tế châu Âu có thể giảm tới 15%, còn chủ tịch Fed Jerome Powell chựa lên tiếng về dự báo của Fed. Đầu tháng này, Powell vẫn cố gắng tỏ ra lạc quan, nói rằng phục hồi sau COVID-19 sẽ rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, triển vọng có vẻ quá lạc quan khi cách ly xã hội có khả năng kéo dài hết mùa hè. Tăng cường mua trái phiếu là một sự lựa chọn cho cả hai ngân hàng trung ương, nhưng trước đó cả hai đã tung nhiều gói cứu trợ, và vì thế ngân hàng không có dự tính tăng gói kích thích trong thời gian tới. Chúng tôi dự đoán giá euro và đô la Mỹ sẽ giảm, và tỉ giá EUR/JPY sẽ trở nên rất yếu trước các sự kiện lớn này.
Ngân hàng Nhật Bản đã cam kết mua trái phiếu không giới hạn đêm qua, tăng gấp đôi trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu, cắt giảm triển vọng GDP và dự báo lạm phát sẽ duy trì dưới 2% trong ba năm tới nhưng những thông tin này có rất ít tác động đến đồng yên Nhật. Ngân hàng trung ương Nhật Bản hiện kỳ vọng nền kinh tế sẽ giảm 5% trong năm nay, tích cực hơn một chút so với triển vọng của IMF. Tất cả những thông báo này đáng lẽ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng Yên, nhưng nhà đầu tư đang chú ý hơn về việc những động thái này sẽ khiến lãi suất thay đổi như thế nào.
Hầu hết các loại tiền tệ và cổ phiếu được giao dịch ở mức cao hơn vào thứ Hai do nhà dầu tư hi vọng biện pháp phong tỏa sẽ được nới lỏng trong những tuần tới. Nhưng với những sự kiện lớn sắp sửa xảy ra, đồng euro và đô la vẫn có nguy cơ giảm. 24 giờ tới sẽ là cơ hội duy nhất còn lại cho nhà đầu tư năng động vì sự kiện vào thứ Tư và thứ Năm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ giá, và giao dịch mới chỉ nên được thực hiện sau cuộc họp của ngân hàng trung ương và công bố chỉ số GDP. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng dự kiến sẽ giảm. Báo cáo KQKD của nhiều tên tuổi lớn như Apple (NASDAQ: AAPL), Amazon (NASDAQ: AMZN), Google (NASDAQ: GOOGL), Facebook (NASDAQ: FB), Microsoft (NASDAQ: MSFT), Exxon (NYSE: XOM), Shell (NYSE: RDSa) , Pepsi (NASDAQ: PEP), Starbucks (NASDAQ: SBUX), General Electric (NYSE: GE) và 3M (NYSE: MMM ) cũng dự kiến sẽ được phát hành trong thời gian tới.
Nhìn vào tuần này, chúng tôi dự đoán đồng euro và đô la Mỹ sẽ hoạt động kém hơn và đồng đô la Úc và New Zealand sẽ vượt trội hơn. Úc và New Zealand đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa và sẽ là một trong những nước đầu tiên mở cửa lại nền kinh tế. Đồng đô la Canada cũng rất hấp dẫn với ít dữ liệu quan trọng được công bố trong thời gian tới, nhưng giá dầu vẫn tiếp tục giảm, gây áp lực giảm giá lên đồng đô la Canada.