Đồng là một trong những mặt hàng chịu thiệt hại nặng nề nhất cho đến khi thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ được ký kết vào tháng 1, kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đồng được sử dụng trong hầu hết mọi thứ, từ xây dựng đến viễn thông, thị trường số 1 của đồng chính là Trung Quốc. Giá của đồng đã giảm hơn 16% trong năm khi thế giới cố gắng thoát khỏi thiệt hại do coronavirus gây ra.
Điều khá bất thường gần đây là {{8831 | hợp đồng đồng tương lai trên COMEX} của New York kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai tăng 1% ở mức 2.32 đô la mỗi pound, sau khi Trump công bố sẽ áp thuế Trung Quốc để trừng phạt về việc đưa thông tin sai lệch lên quan đến COVID-19.
Hợp đồng tương lai đồng mỗi tuần
Hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn LME tăng 0,4%, lên mức dưới 5.130 đô la/tấn, mức tăng đầu tiên trong ba ngày.
Đáng chú ý hơn nữa, giá vẫn tăng vào thứ ba, với đồng trên COMEX tăng thêm 0.3% lên 2.33 đô la trong khi hợp đồng tương lai trên LME tăng 0,7% lên gần 5.166 đô la.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy yếu tố rủi ro như hiện nay, không một nhà phân tích nào dám khẳng định rằng đồng đã chạm đáy kể từ mức thấp nhất trong tháng 3 là $1.97 trên COMEX và $4.371 trên LME.
Trung Quốc – màn đánh cược của giá đồng
Nhưng một số nhà đầu tư sẽ sẵn sàng cá cược vào đồng trước sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng tại Blue Line Futures cho biết Trung Quốc có lợi thế rõ ràng đối với các quốc gia khác trong việc khởi động lại nền kinh tế hậu đại dịch: “Một số quốc gia có thể đã có số ca nhiễm mới giảm nhanh và nhu cầu đang quay trở lại với nền kinh tế. Nhưng Trung Quốc vượt xa so với các quốc gia khác và điều này sẽ ảnh hưởng đến giá đồng. Căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc cũng là lí do khiến đồng tăng vào những ngày gần đây. Giá đồng sẽ tiếp tục tăng trừ khi thuế quan đối với Trung Quốc được thực hiện.”
Nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trầm trọng trong nửa cuối năm nay. Tăng trưởng thực nội địa Hoa Kỳ đã giảm 4,8% trong ba tháng đầu năm 2020 và nền kinh tế trong quý hai dự kiến sẽ còn giảm tồi tệ hơn. Mỹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế.
Streible đã thực hiện phi vụ cá cược, và do đó giá đồng trên COMEX đã tăng lên mức dưới 2.50 đô la vào tuần thứ ba của tháng Năm.
Quan điểm “MUA” với đồng ở giá dưới mức $2.50
Dựa trên phân tích kĩ thuật, Investing.com cho rằng ngưỡng kháng cự đối với đồng COMEX là ở mức 2.35 đô la. Chúng tôi đưa ra quan điểm “Mua” đối với kim loại này.
“Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm đối với đồng trong vòng 2 tuần trước khi đưa ra đánh giá sâu hơn. Vào ngày 20/5, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách thức mở cửa kinh tế của Hoa Kỳ và đánh giá tình hình xây dựng cũng như các hoạt động cần sử dụng đồng khác.” Strible nhận xét. “ S&P 500 vẫn giảm hơn 10% trong năm. Ngân Khố Hoa Kỳ đang tích cực bơm tiền ra thị trường và chúng ta phải xem cách thị trường phản ứng lại với các gói kích thích như thế nào; và liệu nó có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế hay không.”
Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa công bố vào thứ Hai rằng bộ sẽ vay nợ 3 nghìn tỷ đô la trong quý này để thúc đẩy nền kinh tế. Tổng số hỗ trợ tài chính được Quốc hội và Cục Dự trữ Liên bang tài trợ có thể tiếp tục tăng gấp năm lần.
Eli Tesfaye, chiến lược gia tại RJO Futures, đánh giá triển vọng ngắn hạn của đồng rằng giá sẽ tăng tới 2.60 đô la cho hợp đồng tương lai COMEX. Giống như Streible, ông hy vọng giá đồng cũng sẽ ổn định ở mức này mặc dù những bất ổn kinh tế sẽ xảy ra. “2.50 đô la là mức giá mục tiêu của tôi, nhưng giá có thể lên tới 2.60 đô la. Tôi không cho rằng giá sẽ giảm trong thời gian gần, giá đồng sẽ đạt mức $2.50 trước khi giảm xuống $2.”
Trung Quốc khởi động lại hoạt động xây dựng
Trung Quốc chiếm gần một nửa lượng tiêu thụ đồng toàn cầu, ước tính khoảng 24 triệu tấn.
Tổng cộng 2.4 triệu tấn đồng, chiếm 12% nguồn cung đồng toàn cầu, đã bị tạm thời cắt giảm do dịch bệnh. Nhu cầu đồng tại Trung Quốc cũng giảm do các dự án cơ sở hạ tầng tạm dừng trong mùa dịch. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng tại Trung Quốc đang bắt đầu trở lại, theo nhà môi giới Jefferies ở Wall Street. "Nhu cầu ở Trung Quốc đang dần cải thiện từ mức rất thấp, tuy nhiên sắp tới, chúng ta sẽ phải đối diện với cú sốc nguồn cung đáng kể hơn"
Tesfaye cho rằng sự phục hồi của Trung Quốc hiện nay rất giống với giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008/09. Sau khi sụp đổ năm 2008, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Đồng sẽ là một trong những kim loại quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, triển vọng phục hồi sau khi mở cửa kinh tế ít rõ ràng hơn so với Trung Quốc.
Tesfaye cho biết giá đồng đang ở mức phòng thủ, chuyển động đi ngang trong khoảng hai tuần tới khi thị trường chuyển sự tập trung vào tình hình kinh tế Trung Quốc sang tình hình kinh tế Hoa Kỳ. Tiêu dùng nội địa của Hoa Kỳ có thể tăng vọt trong thời gian tới, tuy nhiên, Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc khởi động lại hoạt động xây dựng một cách hiệu quả do phải thực hiện giãn cách xã hội.