KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Chúng tôi khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 85,600 VND/cp đối với Công ty Cổ phần May Sông Hồng với kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu tăng mạnh, mở rộng công suất và khả năng đẩy mạnh thị trường xuất khẩu cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.
ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
Hồi phục nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, hưởng lợi từ câu chuyện riêng tại thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU. Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may được dự báo hồi phục đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 được đẩy nhanh trên toàn cầu; tiếp tục hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cùng tác động bởi các hiệp định thương mại tự do ( EVFTA) sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho MSH trong thời gian tới.
Khả năng sản xuất vượt trội. MSH là một trong những doanh nghiệp uy tín, có khả năng sản xuất sản phẩm có độ khó cao, đội ngũ lao động lành nghề và quản lí chi phí tốt; là đối tác của nhiều công ty thời trang lớn trên thế giới. MSH cũng là một trong số ít doanh nghiệp có tỷ trọng hàng FOB cao với cả phương thức FOB cấp 1 và FOB cấp 2 có biên lợi nhuận gộp cao hơn so với phương thức CMT.
Nhà máy may Sông Hồng 10 đi vào hoạt động giúp nâng 35% công suất FOB. Nhà máy SH10 đã được triển khai và dự kiến hoàn thành vào tháng 11, 2021 với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Dự kiến SH10 sẽ tăng công suất thêm hơn 2 triệu sản phẩm/ tháng phục vụ đơn hàng FOB cho đối tác chiến lược (tương ứng tăng 35% công suất FOB hiện tại).
Dự phòng khoản phải thu của New York & Company khả năng cao sẽ được hoàn nhập. New York & Co (NYC) - một đối tác lâu năm của MSH tuyên bố phá sản khiến doanh nghiệp mất đi một khách hàng lớn và phải trích lập 186 tỷ chi phí dự phòng phải thu. Tuy nhiên, MSH dự kiến có thể thu hồi 37% giá trị khoản phải thu này tương đương 81 tỷ VND (HN:VND) trong Q2/2021.
RỦI RO
Rủi ro dịch bệnh bùng phát trở lại.
Rủi ro đối tác phá sản
MSH đã trải qua một năm 2020 đầy khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và khách hàng lớn phá sản
Kết quả kinh doanh năm 2020 tiêu cực với lợi nhuận đạt 231.8 tỷ đồng (-48% YoY) và doanh thu 3,813.4 tỷ đồng (-13.6% YoY), biên lợi nhuận gộp đạt 19.7% (thấp hơn mức 21.0% năm 2019). Bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến các đơn hàng khiến MSH phải gia tăng tỷ trọng hàng CMT để duy trì hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi khách hàng chính New York & Co phá sản. Năm 2020, MSH đã trích dự phòng khoản phải thu 182 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh Q1/2021 khả quan
Quý 1/2021, MSH ghi nhận lợi nhuận đạt 92.1 tỷ đồng (+44% YoY) và doanh thu 944.8 tỷ đồng (+1% YoY). Kết quả kinh doanh khả quan dù doanh nghiệp phải trích dự phòng phải thu khó đòi 42.6 tỷ đồng nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp và giảm chi phí bán hàng.
ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
“CTCP May Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng, bộ máy quản lý am hiểu nghề, kết hợp với việc hợp tác với các chuyên viên nước ngoài có kinh nghiệm, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới.” MSH
1. Hồi phục nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, hưởng lợi từ câu chuyện riêng tại thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU
Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may được dự báo hồi phục đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 được đẩy nhanh trên toàn cầu giúp nhiều quốc gia trên thế giới dần mở cửa trở lại nền kinh tế; tiếp tục hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cùng tác động bởi các hiệp định thương mại tự do ( EVFTA) sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho MSH trong thời gian tới khi doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU chiếm tới hơn 90% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
— Tâm lý đè nén do hạn chế đi lại và các gói kích thích kinh tế quy mô lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may trong thời gian tới. Là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, chúng tôi cho rằng khi các hoạt động của người dân dần được nới lỏng và bình thường trở lại sẽ giúp nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng tăng mạnh. Đặc biệt tại Mỹ và EU, 2 thị trường xuất khẩu chính của MSH đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 (biểu đồ 4), sử dụng hộ chiếu vaccine và dần mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ và EU đã tung ra các gói kích thích kinh tế quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.
Biểu đồ 4. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 theo châu lục (Số mũi/100 người)
Xem thêm tại đây