- Fed thấy cần tăng lãi suất nhiều hơn để kiềm chế lạm phát
- Các nhà hoạch định chính sách của ECB cũng nhận thấy sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa khi các quốc gia hỗ trợ người tiêu dùng
- Cựu giám đốc Bundesbank Weidmann có thể phù hợp với vị trí lãnh đạo IMF
Hãy xem lạm phát của Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong một năm nữa.
John Williams, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và phó chủ tịch Ủy ban Thị trường mở Liên bang hoạch định chính sách, cho biết lạm phát của Hoa Kỳ sẽ vẫn ở mức 3% / năm từ bây giờ.
Theo chỉ số PCE, lạm phát có thể giảm từ 6,2% trong tháng 9 xuống khoảng từ 5%-5,5% vào cuối năm, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong năm tới, ông cho biết vào hôm thứ Hai tại Câu lạc bộ Kinh tế New York.
Nhà kinh tế Mohamed El-Erian, người đã cảnh báo về lạm phát dai dẳng trong hơn một năm, cho biết tỷ lệ lạm phát có thể ở mức khoảng 4% khi chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn do xu hướng chuyển hướng khỏi toàn cầu hóa khiến lãi suất ở mức cao. Ông nói: “Sự thay đổi này không phải là “tạm thời hoặc có thể đảo ngược nhanh chóng”.
Các cuộc khảo sát về kỳ vọng của người tiêu dùng đối với lạm phát dao động quanh mức 3% trong 3 hoặc 5 năm.
Biên bản từ cuộc họp FOMC vào đầu tháng 11, được công bố vào tuần trước, đã xác nhận kỳ vọng của thị trường rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất, có thể chỉ tăng 0,5% lãi suất so với mức 0,75% của 4 lần trước đó.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ kiểm tra thực tế tình hình thị trường khi ông phát biểu tại Viện Brookings vào hôm thứ Tư. Giống như tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào tháng 8, có khả năng ông sẽ cảnh báo các nhà đầu tư rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.
Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester nghĩ rằng tốt hơn hết là nên thận trọng, trong cuộc phỏng vấn với Financial Times vào hôm thứ Hai. Bà nói “xét đến chỉ số lạm phát, triển vọng và rủi ro, tôi vẫn đặt nặng vấn đề rủi ro cao hơn”.
Các quan chức diều hâu của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng lên tiếng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tiết chế việc tăng lãi suất và không lặp lại hai lần tăng mạnh lãi suất gần đây nhất với 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng tiếp theo.
Isabel Schnabel, một thành viên trong ban điều hành, cho biết hội đồng quản trị ECB có giới hạn trong việc giảm tốc độ tăng lãi suất vì kế hoạch viện trợ của chính phủ châu Âu cho các hộ gia đình để bù đắp chi phí năng lượng sẽ khiến lạm phát ở mức cao.
“Trong môi trường hiện tại, có rủi ro là các chính sách tiền tệ và tài khóa có thể đi ngược chiều nhau, dẫn đến sự kết hợp chính sách dưới mức tối ưu,” bà cảnh báo trong một bài phát biểu ở London hôm thứ Năm.
“Nhiều biện pháp tài chính, chẳng hạn như thắt chặt giá trần hoặc trợ cấp trên diện rộng, có nguy cơ thúc đẩy lạm phát trung hạn hơn nữa, điều này cuối cùng có thể buộc dùng chính sách tiền tệ nhằm tăng lãi suất vượt quá mức được coi là phù hợp mà không có kích thích tài chính."
Klaas Knot, người đứng đầu ngân hàng trung ương Hà Lan, người thường được đánh giá là nhà hoạch định chính sách diều hâu nhất trong hội đồng quản trị ECB, cho rằng không nên lo ngại về việc nguy cơ thắt chặt quá mức của ECB.
Ông nói tại Paris rằng suy thoái không phải là điều có thể đoán trước, nhưng ECB phải đảm bảo rằng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
“Để đưa lạm phát trở lại mục tiêu, chúng ta sẽ cần một khoảng thời gian dài mà tại đó ít nhất tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn mức tiềm năng vì nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ có thể giảm lạm phát. Nỗi lo của tôi vẫn là lạm phát, lạm phát, lạm phát”.
Cựu giám đốc ngân hàng trung ương Đức, Jens Weidmann, có thể sẽ là ứng cử viên của Berlin để đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Weidmann, người thường ủng hộ các chính sách thắt chặt của ECB, đã rời khỏi Bundesbank vào năm ngoái và gần đây đã được bổ nhiệm làm chủ tịch ban giám sát của Commerzbank.
Giám đốc điều hành hiện tại của IMF, Kristalina Georgieva, sẽ còn tại vị đến tháng 10 năm 2024, nhưng có vẻ như chắc chắn bà sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ hai và chúng ta sẽ chờ đợi xem ai là người kế nhiệm.