Trong những ngày gần đây, diễn biến tại thị trường mới nổi đang chiếm phần lớn chú ý của nhà đầu tư thậm chí còn khiến thông tin về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn chìm vào phía sau. Các loại tài sản từ thị trường mới nổi đang chịu nhiều áp lực từ đồng tiền suy yếu, hoạt động kinh tế thiếu hiệu quả lẫn cả những vấn đề địa chính trị.
Thêm vào đó, số liệu kinh tế tăng trưởng của Mỹ tiếp tục thúc đẩy Fed trên lộ trình thắt giảm của mình và tạo nên nhu cầu gia tăng với dollar. Cùng lúc đó, các chị trường khác đều đang gặp khó khăn để bình thường hóa giao dịch sau chính sách tiền tệ được cho là thích hợp nhất trong lịch sử.
Khoảng cách gia tăng giữa lãi suất và dollar đã thu hút nhà đầu tư khỏi thị trường mới nổi. Trong khi đồng dollar trở nên mạnh hơn còn nguy cơ rủi ro ở thị trường mới nổi gia tăng dường như đã tự trở thành động lực để nâng giá dollar thêm nữa và ngược lại khiến thị trường mời nổi càng rớt sâu hơn.
ETF iShares MSCI của thị trường mới nổi (NYSE:EEM) đã liên tục giảm kể từ cuối tháng 1 với tổng cộng giảm 21% tính đến 15/08. Dù cho trong phiên giao dịch ngày hôm qua, nó đã phục hồi một ít lên mức giảm 19% tuy nhiên đó cũng là điểm đáy trong phiên.
Đường 50 DMA (màu xanh lá cây) cùng với đường xu hướng giảm kể từ tháng 1, cho thấy cung đang vượt cầu. Chỉ sau 3 ngày nằm trên đường 50 DMA trong tháng 8, giá đã giảm dưới đường đó và không thể vượt qua đường xu hướng giảm.
Chỉ báo MACD cho thấy tín hiệu bán khi đường MA ngắn hơn giảm xuống dưới đường MA dài hơn, cho thấy sự suy yếu của giá gần đây. Đồng thời, chỉ báo RSI đã hoàn thành đỉnh của mô hình đỉnh đầu vai, sau khi đạt ngưỡng 59 – ngưỡng cao nhất kể từ lực bán hồi tháng 1.
Lưu ý rằng Chỉ số định hướng trung bình (ADX) đang tăng – chứng tỏ sức mạnh của xu hướng giảm. Khi ADX giảm trên đà tăng, cho thấy sự suy yếu. Hiện tại đang ở ngưỡng 19,6, trên bờ vực của ngưỡng 20, nó sẽ đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn.
Nếu khó để có thể tin thị trường mới nổi vẫn còn có thể giảm thêm, cân nhắc 2 điểm sau:
- Sau khi giảm 21%, nó đã đi vào xu hướng giảm. Nhà đầu tư cho rằng đà tăng này chỉ là phiên điều chỉnh và xu hướng giảm sẽ chiếm ưu thế
- Triển vọng theo tuần lớn hơn cho thấy tâm lý tiêu cực hơn
Để xuống đáy năm 2016, vẫn còn là một chặng đường dài, giá sẽ phải giảm thêm 35% nữa. Biểu đồ trên cho thấy mối tương quan âm giữa thị trường mới nổi và Chỉ số USD (đường màu tím)
Chiến lược giao dịch - Thiết lập vị thế Bán
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ đợi đáy mới để kéo dài xu hướng giảm hiện tại, sau khi giá giảm dưới ngưỡng thấp ngày 15/8 ở mức 41,13.
Nhà đầu tư trung bình có thể bán khi giá giảm về phía đường xu hướng giảm ở ngưỡng 43,6.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán ngay bây giờ, miễn là họ có chiến lược quản lý vốn phù hợp đảm bảo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận 1:3
Ví dụ giao dịch Bảo thủ:
- Điểm vào: 41,00
- Cắt lỗ: 42,00
- Rủi ro: $1
- Mục tiêu: 35,00, trên ngưỡng thấp tháng 12/2016
- Lợi nhuận: $6
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:6
Ví dụ giao dịch Trung bình:
- Điểm vào: 43,00
- Cắt lỗ: 43,50
- Rủi ro: $0,5
- Mục tiêu: 41
- Lợi nhuận: $2
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:4
Ví dụ giao dịch Mạo hiểm:
- Điểm vào: 42,30
- Cắt lỗ: 43,30
- Rủi ro: $1,00
- Mục tiêu: 39,30
- Lợi nhuận: $3
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3