Vàng đã trở lại thịnh hành, USD suy yếu là yếu tố tài chính khiến giá vàng tăng gần đây, do kỳ vọng hòa giải thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không ủng hộ cho lập luận đó. Kể từ khi thương mại căng thẳng bắt đầu vào tháng 3, USD đã trở thành tài sản trú ẩn tốt nhất cho rủi ro. Và khi USD tiếp tục bị bán tháo vào thứ Ba, kể cả nhà đầu tư cũng chuyển sang giao dịch risk-off. Hơn nữa, USD đã giảm 0,46% tại thời điểm viết, nhiều hơn đợt giảm risk-on ngày hôm qua.
Nguyên nhân thật sự khiến USD suy yếu là việc điều chỉnh triển vọng tăng lãi suất sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng lãi suất đang ở gần mức trung lập đối ngược lại với tuyên bố ông đưa ra hồi tháng 10 rằng lãi suất vẫn còn cách xa mức trung lập. Vì giá vàng tính theo USD, USD suy yếu khiến vàng cũng rẻ hơn.
Trong khi USD giảm dưới đường xu thế tăng kể từ 20/09, giá vàng đã đạt đỉnh kể tử 17/07. Tăng thêm 0,35% nữa sẽ thách thức mức đỉnh $1.243,73 26/10 để kéo dài kênh tăng kể từ đáy $1.160,56 kể từ 16/08.
Giá đang nằm trong kênh tăng. Đáy là đường xu hướng tăng, gặp khi bên mua gia tăng lệnh mua. Đường đỉnh đã hình thành khi bên bán tăng lệnh bán. Trong khi xu hướng tăng thể hiện sự hỗ trợ và đường cung dự báo đường kháng cự, nhu cầu thể hiện ý chí do cả bên mua và bên bán đều đồng ý rằng giá đang ở ngưỡng quá thấp và cần phải tăng số lệnh. Nếu một đỉnh mới hình thành, khi giá thâm nhập vào đường đỏ trước đó, nó cho thấy cả hai bên cũng đồng ý rằng giá đang tăng.
Đường 50 DMA (màu xanh lá cây) cắt trên đường 100 DMA (màu xanh dương) khi giá trung bình 50 ngày tăng so với giá trung bình của 100 ngày trước đó. Điều này cho được xem là động thái tích cực do giá dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Lưu ý, đường cắt tích cực này đã xảy ra khi giá giảm sâu dưới ngưỡng $1212,50 hồi cuối tháng 11. Điều này là có ý nghĩa do nó cho thấy các nhà đầu tư cũng nghĩ như vậy. Điểm khác là đường 200 DMA (màu đỏ) chỉ vừa đạt đỉnh của kênh tăng, cho thấy “tín hiệu cảnh báo" về cán cân cung-cầu.
Trên biểu đồ tuần, giá cắt trên đường MA 100 tuần trong tuàn này nhưng trong tuần, nó yêu cầu giá đóng cửa ngày thứ 6 tăng. Cả 2 chỉ báo MACD và RSI đều đưa ra tín hiệu Mua.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ giá vượt đường 200 DMA, hiện đang ở ngưỡng $1257,36 và tích luỹ trên đó. Điều này tăng khả năng giá sẽ ở trên đường MA chính. Khi nhà đầu tư mới tham gia vào, bên mua sẽ hình thành giai đoạn tích luỹ và bên bán sẽ chốt lời.
Nhà đầu tư trung bình có thể đặt cược khi mua nếu giá đóng cửa trên ngưỡng tâm lý $1250 và trở lại kiểm nghiệm đỉnh tháng 10 ở ngưỡng $1243. Nếu đường kháng cự trước trở thành hỗ trợ, điều này cho thấy tâm lý thị trường thay đổi, củng cố một đà tăng mới.
Giao dịch mẫu:
Điểm vào: $1244
Cắt lỗ: $1242
Rủi ro: $2
Mục tiêu: $1250, ngưỡng tâm lý
Lợi nhuận: $6
Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể đặt cược vào vị thế bán đi ngược lại xu hướng, hi vọng ngưỡng kháng cự tháng 10 có thể trụ được và tận dụng khi giá tiến về đường kháng cự gần ngưỡng cắt lỗ.
Giao dịch mẫu:
Điểm vào: $1240
Cắt lỗ: $1242
Rủi ro: $2
Target (NYSE:TGT): $1230, ngưỡng tâm lý làm tròn
Lợi nhuận: $10
Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:5