Mặc dù có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng sau khi bảng lương phi nông nghiệp công bố hôm thứ Sáu vượt qua dự đoán và lương tăng hơn 3% lần đầu tiên kể từ năm 2009, nhà đầu tư cổ phiếu dường như lại đang trở nên rụt rè.
Khó hiểu hơn nữa, trong 75% kết quả báo cáo từ doanh nghiệp và có những con số tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm, cổ phiếu vẫn đang tiếp tục bị bán tháo. Đánh giá từ câu chuyện xảy ra với cổ phiếu Apple (NASDAQ:AAPL) ngày thứ Sáu, họ có EPS và doanh thu vượt qua dự đoán, nhưng cổ phiếu vẫn giảm bởi nhà đầu tư tỏ ra thất vọng về đánh giá yếu ớt trong tương lai được đưa ra và sự thay đổi ở cách công ty công bố bảng phân tích doanh thu.
Điều này được cho là hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Thị trường cho rằng chiến tranh thương mại có thể khiến tăng trưởng giảm hoặc thậm chí là đi đến hồi kết.
Hiện tại không có bằng chứng cho việc này. Tuy nhiên S&P 500 vẫn đang trải qua thời gian khó khăn. Nếu nhà đầu tư đang dựa nhiều trên tâm lý hơn là nền kinh tế cùng những yếu tố cơ bản của thị trường, dường như nhà điều hành doanh nghiệp cũng trải qua hoàn cảnh tương tự khi đưa ra dự báo thấp hơn.
Từ quan điểm kỹ thuật, lượng cung đã vượt qua cầu và sẽ tiếp tục như vậy vào trung hạn.
Tuần trước, chỉ số S&P 500 đã kết thúc đà tăng trong 3 ngày và đóng cửa trong sắc đỏ. Phiên bán tháo ngày thứ 6 có lẽ đã đưa tín hiệu kết thúc động thái trở lại sau khi hoàn thành một lá cờ tăng (màu đỏ). Điều này cho thấy đà bán tháo giảm khi có lực chốt lời. Đường kháng cự dưới mô hình cờ hoàn chỉnh cho thấy phiên giảm trước đó có thể sẽ lặp lại.
Đường kháng cự cũng vừa xảy ra dưới đường xu hướng tăng bị phá vỡ kể từ phiên điều chỉnh tháng 2/2016. Cuối cùng, đường 200 DMA dường như cũng ở cùng ngưỡng giá đó. Đường kháng cự thứ 3 cũng gây thêm áp lực bán. Nó cũng xác nhận sự quan trọng của ngưỡng này trong cán cân cung-cầu.
Trong khi nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến trước đó, quan điểm của chúng tôi vẫn thận trọng vì nó chỉ có 2 phiên giảm trước thân mô hình cờ. Hai phiên giảm trước là một giai đoạn tích luỹ, trong đó người bán có lẽ đã chốt lời từ đà giảm 3 phiên trước đó nữa, khiến họ không cần phải tham gia vào đà giảm này.
Chiến lược giao dịch - thiết lập vị thế bán
Nhà đầu tư bảo thủ có thể không giao dịch trong xu hướng tăng dài hạn, kể từ năm 2009.
Nhà đầu tư trung bình có thể bán khi xu hướng trung hạn giảm. Họ có thể giảm rủi ro bằng cách chờ đợi giá hồi phục, khiến giá gần đường kháng cự hơn, trên đó họ có thể đặt ngưỡng cắt lỗ.
Giao dịch mẫu:
- Điểm vào: 2750
- Cắt lỗ: 2765, trên đường 200 DMA
- Rủi ro: 15 điểm
- Mục tiêu: 2650, trên ngưỡng thấp thứ 2 tuần trước.
- Lợi nhuận: 100 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:7
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán ngay lập tức so với chờ một đà tăng, trong trường hợp không có đà tăng nào.
Giao dịch mẫu:
- Điểm vào: 2,725
- Cắt lỗ:2,740
- Rủi ro: 15 điểm
- Mục tiêu: 2625, trên ngưỡng thấp thứ 2 tuần trước
- Lợi nhuận: 100 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:7