Chính sách của Mỹ ảnh hưởng rất nhiều đến giá dầu cả về mặt cung và cầu.
Lý do: Trước khi đại dịch Coronavirus bùng phát, Mỹ là nhà sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Các quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ cũng ảnh hưởng đến sự sản xuất và xuất khẩu dầu trên thế giới.
Với sự ảnh hưởng đáng kể lên thị trường dầu, việc các nhà giao dịch theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất và giá cả của hàng hóa là điều rất quan trọng. Cuộc bầu cử sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 11, và cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó tổng thống Joe Biden sẽ diễn ra vào thứ Ba ngày 29 tháng 9.
Nếu ông Trump tái đắc cử, dự kiến rằng chính phủ liên bang sẽ tiếp tục sử dụng chính sách về sản xuất dầu và khí đốt trong nước hiện tại. Mặt khác, nếu ông Biden trở thành tổng thống, các chính sách liên bang về sản xuất dầu và khí đốt có thể sẽ thay đổi, nhưng vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng về cách thức.
Chính sách dầu của Biden và Trump
Khi đề cập đến các kế hoạch chính sách năng lượng, ông Biden đã có những luận điểm không thực sự nhất quán. Có lúc ông nói rằng ông muốn chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thực hiện Chính sách kinh tế xanh mới, nhưng trong các phát biểu khác ông lại đưa ra quan điểm rằng sẽ không cấm sử dụng công nghệ thủy lực cắt phá.
Chúng ta sẽ biết nhiều hơn nếu và khi mà ông Biden trở thành tân Tổng thống, nhưng kể cả như vậy thì đây là một vấn đề phức tạp bởi vì những tuyên bố các ứng cử viên đưa ra trong chiến dịch tranh cử không phải lúc nào cũng phản ánh những gì họ thực sự sẽ làm khi đã đắc cử. Một ví dụ điển hình là về cựu Tổng thống George W. Bush – ông là nhà kinh doanh dầu và từng được kỳ vọng sẽ là một người đồng hành của ngành công nghiệp dầu. Nhưng phải tới thời ông Obama – một nhà lãnh đạo đề cao tinh thần bảo vệ môi trường, thì ngành công nghiệp dầu và khí đốt ở Mỹ mới thực sự thịnh vượng.
Trong các quan điểm được nêu ra trước ngày bầu cử, chúng ta sẽ đề cập đến khả năng sản xuất dầu và khí đốt của Hoa Kỳ (và nhu cầu) tùy thuộc vào ứng cử viên nào sẽ chiến thắng.
Nếu Tổng thống Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2, các nhà giao dịch có thể kỳ vọng rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục trên con đường hiện tại. Các lệnh trừng phạt ngăn xuất khẩu dầu và khí đốt từ Iran và Venezuela có thể sẽ tiếp tục hoặc nghiêm ngặt hơn. Nhưng xét ở khía cạnh nếu Biden đắc cử, rất có thể sẽ có một chính sách khác biệt lớn với Iran, tuy nhiên, không rõ rằng liệu chính sách đó sẽ bao gồm việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với dầu của Iran hay không.
Theo Platts, Iran đã sản xuất 1.95 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng Tám. Iran có thể sẽ xem chiến thắng của Biden như một lý do để đưa thêm dầu vào thị trường theo con đường chính thống hoặc không chính thống. Trung Quốc có lẽ cũng sẽ mua thêm dầu từ Iran, ít nhất là thông qua các kênh ngược như trước khi mà họ mua dầu thô của Iran trái với các lệnh trừng phạt trong quá khứ. Nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng, các khách hàng khác của Iran là Ấn Độ và Hàn Quốc có lẽ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt, tuy nhiên lưu ý rằng các nhà giao dịch vẫn chưa nên tìm kiếm cơ hội từ các công ty tại Châu Âu để tham gia vào thị trường dầu mỏ của Iran. Iran vẫn chưa phải là một đối tượng kinh doanh hứa hẹn dành thị trường tại khu vực này.
Nếu Iran tăng cường sản xuất và bán hàng dưới thời chính quyền Biden, chính sách của OPEC cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình hình này có thể gây mất ổn định đối với thỏa thuận OPEC+ nếu Iran yêu cầu xem xét đặc biệt để có thể sản xuất quá hạn ngạch do các khó khăn về mặt kinh tế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước này. Nếu dầu của Iran tiếp tục đi vào thị trường trước khi nhu cầu hiện tại được cải thiện, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến các mức giá dầu thấp hơn nữa. Tuy nhiên, việc phục hồi sản xuất của Iran sẽ cần thêm thời gian, vậy nên có vẻ hợp lý để giả định rằng chúng ta có thể thấy sự phục hồi nhu cầu đáng kể trước khi Iran có thể sản xuất 3.5 hoặc 4 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt đối với dầu của Venezuela cũng sẽ được dỡ bỏ nếu ông Biden chiến thắng. Tuy nhiên, thị trường dầu của Venezuela đang trong một tình trạng tồi tệ đến mức quốc gia này có lẽ sẽ không thể xuất khẩu dầu trong một thời gian. Venezuela cũng chứng kiến một phần lớn các công ty tiềm năng trong lĩnh vực dầu mỏ rời khỏi đất nước trong vài năm qua, điều này sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên các nỗ lực tăng sản lượng của đất nước.
Thực tế là, chúng ta có thể sẽ thấy Iran xuất khẩu dầu thô và khí đốt sang Venezuela nhiều hơn cho tới khi ngành công nghiệp sản xuất dầu của Venezuela đứng vững trở lại. Venezuela có thể sẽ chứng kiến một làn sóng đầu tư và các nhà sản xuất dầu đến từ Nga hoặc Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phục hồi trở lại của ngành công nghiệp sản xuất dầu tại quốc gia này. Kể cả trong một thị trường đang dư cung, vì Venezuela chủ yếu sản xuất dầu nặng, họ vẫn sẽ có được nhu cầu cao nếu quay trở lại thị trường, ngay cả ở Mỹ. Vì vậy, bất chấp những rào cản đáng kể (mất các công ty tiềm năng, chi phí, chính phủ tham nhũng, cơ sở hạ tầng xuống cấp) Venezuela có thể sẽ thu hút các bên quan tâm để phục hồi ngành công nghiệp và mua dầu của họ.
Các tin tức chính trị khác từ Mỹ cũng nhận được sự chú ý của thị trường dầu tuần này. Thống đốc California Gavin Newsom đã ký một lệnh hành pháp cấm bán xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong tại bang tới năm 2035. California là bang lớn nhất nước Mỹ với dân số khoảng 40 triệu người, nhưng đây có lẽ không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi mà Newsom thiếu thẩm quyền để có thể quyết định điều này, và quyết định này vẫn có thể không xảy ra bởi một chính quyền tương lai trong khoảng thời gian từ bây giờ đến năm 2035.
Hơn nữa, đây là một mệnh lệnh không thực tiễn vì lưới điện của California không đủ khả năng để xử lý việc này. Bất chấp rằng mệnh lệnh này có thể được ban hành tại các bang khác, các nhà giao dịch dầu không nên tin quá nhiều về những nỗ lực của các bang này cho tới khi các nhà sản xuất xe hơi có những phản hồi về chiến lược thay đổi.